Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bảy nguyên do khiến bạn đau như kim châm tại cổ tay, chân

Sức khỏe

20/03/2017 08:06

Những cơn đau do tê tay, tê chân đôi khi lại đến từ những nguyên nhân ít ai ngờ tới.

Bạn hẳn biết đến cảm giác đau đớn khó chịu này mỗi khi ngồi quá lâu ở một tư thế và rơi vào tình trạngtê tay,tê chân.

Thông thường, những cơn đau sẽ giảm dần và biến mất khi bạn cử động và xoa bóp khu vực bị tê. Tuy nhiên, nếu chúng diễn ra với tần suất dày đặc, ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, bạn cần cẩn trọng xem xét.

Nếu tê tay, tê chân diễn ra với tần suất dày đặc, ảnh hưởng đến cuộc sống, bạn cần cẩn trọng xem xét.

Stanley Iyadurai, tiến sĩ y khoa kiêm trợ lý giáo sư khoa thần kinh tại Đại học Ohio cho biết, việc xác định nguyên nhân của hiện tượng này rất quan trọng. Chỉ khi biết được những cơn đau bắt nguồn từ đâu, bạn mới có thể đưa ra những phương án điều trị phù hợp. Nếu không, cơn đau của bạn vẫn sẽ tồn tại dai dẳng dù bạn có cố gắng thế nào đi nữa.

Dưới đây là một trong số những nguyên nhân thường gặp nhất của hiện tượng tê nhức tay chân:

Bó dây thần kinh cổ hoặc lưng

Nếu phải hứng chịu những cơn đau lan rộng từ cổ xuống cánh tay hoặc lưng xuống chân thì rất có thể bạn đang gặp vấn đề với dây thần kinh tại khu vực này. Theo các chuyên gia y khoa,chấn thương, hoạt động sai tư thế hay các vấn đề về khớp đều có thể là nguyên nhân gây ra đau nhức.

Nghỉ ngơi hợp lý kết hợp trị liệu vật lý và sử dụng các loại thuốc có chứa thành phần gabapentin sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng tồi tệ này.

Nếu phải hứng chịu những cơn đau lan rộng từ cổ xuống cánh tay hoặc lưng xuống chân thì rất có thể bạn đang gặp vấn đề với dây thần kinh tại khu vực này.

Thiếu hụt vitamin

Nếu những cơn đau xuất hiện đều đặn ở cả hai tay thì rất có thể thiếu vitamin B12 là nguyên nhân cho vấn đề của bạn. Elizabeth M. Pieroth, Chuyên gia thần kinh học kiêm giám đốc chương trình trị liệu các vấn đề tổn thương thần kinh tại trung tâm NorthShore, trực thuộc đại học HealthSystem cho biết, khi ở vào tình trạng này, bạn còn hay mệt mỏi, chóng quên.

Xét nghiệm máulà phép thử chính xác nhất cho nghi vấn này. Nếu vấn đề thực sự là do thiếu vitamin, bạn sẽ cần cân nhắc bổ sung chúng trong khẩu phần ăn hoặc thuốc tiêm.

Đánh máy quá nhiều

Đau cổ tay là hiện tượng phổ biến mà dân văn phòng thường gặp khi đánh máy quá nhiều. Chèn ép phần cổ tay trong thời gian dài chính là nguyên nhân khiến khu vực này "lên tiếng". Trong trường hợp tồi tệ, những bó dây thần kinh tại đây bị chèn ép nghiêm trọng, gây đau nhức, khó chịu rất lâu, thậm chí khó hồi phục. Do vậy, hãy nhớ nghỉ ngơi và thư giãn định kì, tránh làm việc liên tục quá lâu.

Các chứng bệnh liên quan tới đốt sống cổ và lưng

Những chứng bệnh của cổ và lưng có thể làm thay đổi tư thế tự nhiên của cơ thể, chèn ép các bó dây thần kinh, gây ra hiện tượng đau nhức tại các khu vực lân cận.

Theo Esther Young, chuyên gia thần kinh học tại Viện nghiên cứu Beaumont Health có trụ sở tại Rochester Hills, hiện tượng này khá khó xác định và thường bị chẩn đoán sai. Các bác sĩ sẽ cần đến kết quả chụp CT và cộng hưởng từ để có thể đưa ra kết luận chính xác nhất.

Tiểu đường

Hàm lượng đường huyết cao có khả năng ảnh hưởng tiêu cực tới các tế bào thần kinh. Tiến sĩ Iyadurai cho biết, lượng đường này có thể đầu độc những dây thần kinh dễ bị tổn thương tại tay và chân, gây nên tình trạng đau nhức khó chịu.

Hàm lượng đường huyết cao có khả năng ảnh hưởng tiêu cực tới các tế bào thần kinh.

Suy giảm chức năng tuyến giáp

Tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả gây nên rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Một trong số đó bao gồm mệt mỏi, tăng cân, khô da, rụng tóc và cả đau nhức tay chân. Tình trạng này có thể được điều trị bằng bổ sung các loại hormone tổng hợp.

Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ cần tiến hành thử máu để xác định chắc chắn vấn đề của bạn có thực sự bắt nguồn từ tuyến giáp hay không.

Xơ cứng tế bào

Nếu những cơn đau đi kèm với hiện tượng suy giảm tầm nhìn, vận động khó khăn hay các rắc rối về kiểm soát đường tiêu hóa, bạn có thể đang phải đối mặt với chứng xơ cứng tế bào.

Theo tiến sĩ Young, kết quả chụp cộng hưởng từ MRI sẽ cho bạn biết chính xác điều này. Tiến sĩ cũng cho biết, hiện tượng này có thể được điều trị hiệu quả bằng các loại thuốc phổ biến hiện nay.

HỒNG QUÂN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement