Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bảy lỗi dạy dỗ của cha mẹ ngăn cản con cái thành công sau này

Sức khỏe

02/02/2017 08:10

Đừng phạm phải 7 sai lầm dưới đây nếu bố mẹ không muốn cách dạy con của mình phản tác dụng, khiến con đường đến với thành công của trẻ trở nên khó khăn.

Trong suốt quãng thời gian nghiên cứu của mình, chuyên gia hàng đầu về phương pháp nuôi dạy trẻ nhỏ và tác giả của những quyển sách tâm lý bán chạy nhất, tiến sĩ Tim Elmore đã tìm ra những sai lầm khinuôi dạy conmà các bậc cha mẹ thường mắc phải, những sai có thể khiến trẻ mất đi sự tự tin từ khi còn nhỏ và hạn chế cơ hội thành công trong sự nghiệp và cuộc sống của con sau này.

Hãy đọc ngay 7 sai lầm đó để bố mẹ biết mà tránh nhé!

1. Không để con mạo hiểm

Trong một thế giới đang ngày càng trở nên nguy hiểm với nhiều mối đe dọa, các ông bố bà mẹ đều cố gắng hết sức để bảo vệ con. Thế nhưng, bao bọc và bảo vệ con quá mức lại vô tình khiến trẻ không dám thử thách, mạo hiểm và đối mặt với những rủi ro.

Những chuyên gia tâm lý ở Châu Âu đã phát hiện ra rằng nếu một đứa trẻ không được ra ngoài chơi, không được vấp ngã, không được trải nghiệm những lần trầy xước chảy máu, thì khi trưởng thành, trẻ sẽ có rất nhiều nỗi sợ hãi, thiếu khả năng tự giải quyết vấn đề.

2. "Giải cứu" quá nhanh và sẵn sàng làm hộ

Đừng làm mất đi khả năng tự lực cánh sinh của con (Ảnh minh họa).

Cũng giống như việc không để con mạo hiểm, việc luôn can thiệp ngay khi có vấn đề và "giải cứu" quá nhanh sẽ tước đi khả năng định hình khó khăn và tự giải quyết vấn đề. Trẻ sẽ luôn có tâm lý ỷ lại vào người lớn và quen với suy nghĩ rằng dù có chuyện gì xảy ra thì bố mẹ cũng sẽ giải quyết thật gọn ghẽ giúp mình.

Thêm vào đó, nhiều người luôn sợ con không làm được việc này việc kia, lo con không làm được tốt như mong muốn, sợ con gặp thất bại lại buồn… nên lúc nào cũng sẵn sàng trong tư thế làm giúp con mọi việc. Đó không phải là bạn đang giúp con, yêu con mà đang làm con thêm phụ thuộc, yếu ớt và không có ý chí vượt khó vươn lên.

3. Không tiếc lờikhen ngợi con

"Tán dương" con quá dễ dàng khiên con trở nên kiêu ngạo (Ảnh minh họa).

Không nên khắt khe, cầu toàn nhưng không có nghĩa lúc nào cũng hết lời khen ngợi con, cho mọi việc con làm đều đúng, đều hay.

Trẻ được nghe khen quá nhiều thành quen sẽ tự cho mình là giỏi và không biết đâu là khuyết điểm của mình, cứ như vậy khi lớn lên, ra ngoài xã hội bé sẽ gặp nhiều thất bại và không có tâm lý vững vàng trước những thử thách của cuộc sống. Trẻ cũng sẽ học cách lừa dối, phóng đại để né tránh khó khăn và hiện thực không được tốt dẹp.

4. Nuông chiều và luôn làm theo ý muốn của con

Bố mẹ nên ghi nhớ rằng trẻ sẽ sớm vượt qua nỗi buồn và sự thất vọng, nhưng sẽ khó có thể vượt qua được những hậu quả của việc nuông chiều. Vì thế, những lúc cần thiết, hãy nói "không" hoặc "không phải bây giờ" với chúng, và để con tự đấu tranh cho những gì con thật sự cần và quý trọng.

Thưởng là một cách tốt để động viên và khích lệ con, nhưng nếu như luôn thưởng bằng cách đáp ứng hết mọi yêu cầu của con, thì sẽ vô tìnhdạy conrằng mình chỉ nên cố gắng khi mình có được những gì mình muốn và làm gì cũng phải có điều kiện, nững suy nghĩ gây tác hại lớn trên con đường tới thành công.

5. Không dám chia sẻ về những sai lầm của bản thân

Đừng ngại chia sẻ những sai lầm của mình với con bố mẹ nhé! (Ảnh minh họa).

Hầu như các bậc phụ huynh đều không muốn cho con cái biết về những sai lầm của mình trước đây vì xấu hổ, sợ con sẽ nghĩ xấu về mình hay không tin tưởng mình nữa.

Nhưng điều đó không đúng. Chia sẻ với các con về các sai lầm hay sai sót mà bố mẹ từng mắc phải, đặc biệt là những sai lầm mắc phải khi ở tuổi của con bây giờ, sẽ giúp con biết cách rút kinh nghiệm, đưa ra những sự lựa chọn đúng đắn và không mắc phải những sai lầm tương tự.

6. Nhầm tưởngtrí thông minhvà tài năng với sự trưởng thành

Trí thông minh thường được dùng như một thước đo sự trưởng thành của một đứa trẻ, vì thế nhiều bậc phụ huynh thường cho rằng một đứa trẻ thông minh là đứa trẻ đã sẵn sàng để đối mặt với cuộc đời. Nhưng điều đó không đúng.

Tài năng chỉ là một khía cạnh trong cuộc đời của một đứa trẻ, và đừng cho rằng nó bao trùm lên tất cả các khía cạnh khác.

Hãy quan sát những đứa trẻ đồng trang lứa với con mình, nếu các bạn có thể tự làm nhiều thứ, tự chăm sóc bản thân tốt hơn con mình, thì điều đó có nghĩa là con vẫn chưa đủ trưởng thành để có thể tự lập.

7. Bản thân không thực hiện những gì dạy cho con

Là cha mẹ, trách nhiệm của chúng ta là phải làm gương cho con cái. Để giúp chúng sống một cuộc sống độc lập, tin cậy trong hành động và lời nói, hãy bắt đầu bằng cách dạy chúng sự trung thực và lối sống chân thật.

Quan trọng là các bậc cha mẹ phải tự ý thức được lời nói và hành vi của họ khi tương tác với con cái, hoặc với người khác khi con đang ở gần. Hãy quan tâm tới việc rèn luyện chúng, chứ không chỉ đơn thuần trao cho chúng một cuộc sống tốt đẹp. Hãy huấn luyện chúng thay vì nuông chiều.

Theo HẢI VÂN (Trí thức trẻ)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement