28/09/2017 04:56
Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của những loại cây được trồng quanh nhà
Ngoài lợi ích làm đẹp cảnh quan xung quanh nhà, những loại cây trồng quen thuộc như nha đam, hoa hồng, cây sống đời, cây sả… còn có tác dụng chữa nhiều căn bệnh khá hiệu quả mà chúng ta chưa biết.
Hãy cùng tìm hiểu về những công dụng tuyệt vời của những loại cây được trồng quanh nhà nhé!
1. Cây sả
Theo những thông tin được đăng trên mục sức khỏe của trang VOV, cây sả ngoài công dụng là loại gia vị tuyệt vời trong bữa ăn hàng ngày và sua đuổi côn trùng, sả còn là vị thuốc tốt cho sức khỏe, có tác dụng ngăn ngừa ung thư, giải cảm, giải độc và giảm cân.
Cụ thể, trong mỗi 100g sả chứa đến 24,205 microgam beta-carotene, có chứa chất chống oxi hóa mạnh - hợp chất citral có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư. Ngoài ra, cây sả còn có công dụng chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa, giảm cân, trị nhức đầu…
Cácdưỡng chấttrong sả còn giúp cải thiện làn da của chị em. Tinh dầutrong sả còn giúp điều hòa hệ thần kinh ổn định đồng thời cải thiện các chức năng của hệ thần kinh.
Tuy nhiên, táo bón mà có sốt không nên dùng cây sả, không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi.
2. Cây nha đam
Có tên khoa học là Aloe vera, nha đam là loại cây này dễ trồng, dễ chăm sóc. Nhựa và lá cây có vị đắng, tính hàn, cótác dụng tiêu viêm, nhuận trường, diệt ký sinh trùng. Trong Đông y, nha đam thường dùng để trị táo bón, đại tiện bí, sung huyết não, kinh phong… Người ta cũng dùng cả lá lẫn vỏ cây giã nhuyễn đắp lên da để trị mụn nhọt sưng đỏ.
Đặc biệt, loài thực vật này có tác dụng trị vết cháy và bỏng rất nhanh, làm lành hầu hết các loại vết thương giúpgiảm đaudo viêm khớp, cân bằng đường huyết, phòng ngừa sỏi niệu…Ngoài ra, cây nha đam còn có tác dụng giảm đau cơ nhờ vào các anthraquinon phối hợp với canxi trong đường tiểu thành hợp chất tan được để tống ra ngoài theo nước tiểu.
3. Hoa hồng
Ngoài tác dụng dùng để trang trí cho căn nhà, làm quà tặng trong những dịp đặc biệt phục vụ con người ra, hoa hồng còn có tác dụng chữa bệnh mà ít người biết đến. Người ta dùng 2-10g hoa hãm uống hoặc tán bột uống để chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, đinh nhọt, viêm mủ da, bệnh bạch hầu lao cổ. Bột hoa còn có tác dụng cầm máu, chữa băng huyết, đi cầu lỏng.
Rễ cây hoa hồng còn chữa đòn ngã tổn thương, bạch đới, di tinh; đồng thời dùng hoa tươi và lá đắp ngoài. Lá cây còn dùng chữa bạch cầu lao. Lá, trái hồng sắc uống trị thấp khớp, nhọt, đái dầm, đái máu, tê thấp…Tuy nhiên, nên cẩn thận trong trường hợp tiêu hóa khó khăn và không dùng cho phụ nữ có thai.
4. Cây sống đời
Sống đời còn gọi là cây thuốc bỏng, lạc địa sinh căn, thổ tam thất, trường sinh, tên khoa học là Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers. Toàn thân cây có vị nhạt, chát, hơi chua, tính mát, có tác dụng giải độc, tiêu thũng, hoạt huyết chỉ thống, bạt độc sinh cơ.
Ngọn và lá sống đời non có thể thái nhỏ nấu canh ăn và dùng làm thuốcgiải độc, chữa bỏng, đắp vết thương, đắp mắt đỏ sưng đau, đắp mụn nhọt và cầm máu. Do có tác dụng kháng khuẩn nên sống đời còn được dùng trị một số bệnh đường ruột và bệnh nhiễm trùng khác như viêm loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội, đi ngoài ra máu.
Advertisement
Advertisement