Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bất động sản Việt Nam đã "trưởng thành" chưa?

Bất động sản

28/03/2017 09:29

Các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam đang thống lĩnh và kiến tạo thị trường với cách làm chuyên nghiệp từ quy hoạch, thiết kế, thi công, bán hàng đến dịch vụ hậu mãi.

Khẳng định vị thế

Sau 10 năm chính thức là thành viên thứ 150 của WTO, Việt Nam đã mở rộng được thị trường xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế. Ở chiều ngược lại, nước ta cũng chịu sự M&A của Tập đoàn nước ngoài.

Ở nhiều lĩnh vực, một số công ty đã phải bán mình để tiếp tục duy trì sự tồn tại. Cụ thể, Tribeco bán cho Uni-President của Đài Loan, Interfoods với thương hiệu trà bí đao Wonderfarm bán cho Kirin Holdings của Nhật Bản, ICP với thương hiệu X-Men bán cho Marico đến từ Ấn Độ...

Thị trường bán lẻ cũng trở nên “chật chội” với việc người Thái chi tiền mua lại BigC rồi điện máy Nguyễn Kim. Lĩnh vực nước giải khát cũng là cuộc đua song mã giữa Coca Cola với Pepsi…

Chỉ riêng ở lĩnh vực bất động sản, các doanh nghiệp Việt Nam mới đang là người thống lĩnh và dẫn dắt thị trường. Hàng loạt dự án lớn, các khu đô thị tên tuổi là do các công ty trong nước đầu tư, thiết kế và thi công.

Doanh nghiệp Việt Nam đã đủ sức cạnh tranh với các Tập đoàn nước ngoài và tạo ra những khu đô thị tầm cỡ quốc tế

Chẳng hạn, Tập đoàn Vingroup đang triển khai hàng loạt những dự án đình đám mang thương hiệu Vinhomes, Vinpearl và Vincom trên khắp cả nước. Với việc công bố thương hiệu VinCity vào cuối năm 2016, Vingroup trở thành doanh nghiệp bất động sản phát triển toàn diện với các dòng sản phẩm từ cao cấp, nghỉ dưỡng, thương mại và bình dân.

Vingroup đang được xem là người tạo lập và dẫn dắt thị trường bất động sản với nhiều ý tưởng sáng tạo, khác biệt và mang tính tiên phong cho từng sản phẩm.

Còn Tập đoàn FLC là là một điển hình cho tính tiên phong tạo lập và dẫn dắt thị trường bất động sản của thế hệ các nhà đầu tư mới. Chỉ trong vài năm, FLC đã tận dụng tốt cơ hội thị trường bất động sản phục hồi để trở thành một trong những gã khổng lồ với hàng loạt dự án như FLC Twin Towers, FLC Garden City, FLC Star Tower…

FLC biết cách khơi dậy nhiều tiềm năng du lịch biển. FLC không chỉ phát triển hệ thống bất động sản nghỉ dưỡng quy mô lớn mà còn xây dựng hệ sinh thái hoàn chỉnh.

Mục tiêu của FLC là trở thành nhà phát triển bất động sản nghỉ dưỡng dẫn đầu Việt Nam trong năm 2017. Còn năm 2016, Chủ tịch Hội đồng quản trị FLC Trịnh Văn Quyết là người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Trong khi đó, Sungroup lại chọn cho mình một lối đi riêng khi không theo con đường phát triển đại trà mà kiên trì theo đuổi phân khúc riêng. Hiện tại, Sungroup đang là chủ của nhiều dự án nghỉ dưỡng hạng sang tại Đà Nẵng như InterContinental Sun Peninsula Resort, Premier Village Danang Resort... hay JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay ở Phú Quốc.

Điểm rất riêng của Sungroup là đầu tư cáp treo, khu vui chơi giải trí tại các khu du lịch lớn kết hợp với các dự án nghỉ dưỡng cao cấp, Tập đoàn này đã mở ra mảng thị trường du lịch mới, biến nhiều điểm du lịch của Việt Nam trở nên dễ tiếp cận và hấp dẫn hơn với du khách.

Không chỉ bán nhà, các doanh nghiệp thuần Việt còn tạo ra hàng loạt giá trị cộng thêm cho cư dân

Tập đoàn Novaland đang là nhà phát triển bất động sản hàng đầu tại TP.HCM với hơn 40 dự án trải đều khắp khu Đông, Nam, Tây và cả vùng trung tâm. Sản phẩm của Novaland thuộc dòng trung và cao cấp.

Năm 2016, Novaland chuyển hướng phát triển từ chung cư qua nhà phố thấp tầng bằng dự án Lakeview City và niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM. Ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch Tập đoàn Novaland trở thành người giàu thứ tư trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Hưng Thịnh Corp cũng là cái tên đầu tiên được người dân TP.HCM nghĩ đến khi mua nhà. Hưng Thịnh có truyền thống phát triển sản phẩm nhà ở vừa túi tiền nhưng có tiện ích vượt trội dành cho người có thu nhập ổn định và giới trẻ.

Dự án của Hưng Thịnh không chen chúc trong nội thành mà rải đều ở các quận huyện vùng ven với dịch vụ và giao thông kết nối thuận lợi. Năm 2017, Hưng Thịnh sẽ cung cấp ra thị trường hơn 5.500 căn hộ, 1.000 nền đất, 250 biệt thự biển và 1.000 căn hộ du lịch. Hưng Thịnh đang có quỹ đất khoảng 1.000ha ở những vị trí tiềm năng, riêng tại TP.HCM quỹ đất chiếm khoảng 200ha.

Ngoài ra, hàng loạt doanh nghiệp khác của Việt Nam như Khang Điền, Đất Xanh, Phúc Khang, Vietcomreal, Hưng Lộc Phát… cũng dần khẳng định mình ở lĩnh vực bất động sản với chiến lược phát triển bài bản và hàng loạt dự án chỉnh chu.

Kiến tạo thị trường

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, so với 10 năm trước thì hiện tại, các doanh nghiệp bất động sản của Việt Nam đã có sự trưởng thành đáng kể. Lúc trước, hầu hết các dự án bất động sản lớn đều do các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng, còn các doanh nghiệp trong nước chỉ vốn bằng quyền sử dụng đất.

“Không còn thụ động chạy theo thị trường như trước đây, một số doanh nghiệp Việt Nam đã vươn lên một tầm cao mới khi chủ động kiến tạo và dẫn dắt thị trường. Họ làm chuyên nghiệp ở tất cả các khâu từ quy hoạch, thiết kế, thi công, bán hàng cho đến hậu mãi”, ông Châu nói.

Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM cho rằng, chính những doanh nghiệp thuần việt mới đang là người có ảnh hưởng lớn đến thị trường, tạo ra xu hướng mới cho lĩnh vực bất động sản.

Khách hàng là người quyết định thị trường và họ thường chọn sản phẩm do các công ty trong nước đầu tư

“Nhờ làm ăn bài bản, dự án của doanh nghiệp Việt đã thay đổi diện mạo đô thị và thị trường bất động sản khi xuất hiện ở khu vực nào đó. Thương hiệu và uy tín của những doanh nghiệp này dần dần được khách hàng thừa nhận”, ông Châu khẳng định.

Ông Châu cho biết thêm, chỉ riêng lĩnh vực tư vấn đầu tư, môi giới văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại có liên quan người nước ngoài hoặc quản lý bất động sản thì doanh nghiệp nước ngoài mới chiếm ưu thế hơn doanh nghiệp Việt Nam.

Tương tự CBRE Việt Nam cũng đánh giá, bất động sản Việt Nam đang bước vào giai đoạn phục hồi tốt, nhà đầu tư trong và ngoài nước đã bắt đầu quay trở lại thị trường. Hiện nay, doanh nghiệp bất động sản trong nước đang nắm vai trò chủ đạo và dẫn dắt thị trường.

Trong 10 năm qua, nhiều công ty địa ốc Việt Nam đã được tôi luyện qua một quá trình phát triển khá dài, đầy thử thách. Hiện tại, các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam đã đủ sức cạnh tranh với các công ty đa quốc gia từ việc phát triển dự án, thiết kế đến khả năng đầu tư các khu phức hợp, khu đô thị lớn. Các công ty địa ốc thuần Việt cũng đã bắt đầu làm chủ, nắm phần thắng trong các thương vụ M&A lớn với những đối tác nước ngoài.

Theo CBRE, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn còn là một thị trường nội địa với chỉ một chút quan tâm từ những nhà đầu tư nước ngoài. Có đến 95% tổng số vốn đầu tư đến từ các tổ chức trong nước. Thống kê của CBRE cũng cho thấy, cứ 100 căn hộ được bán ra bởi bất kỳ nhà đầu tư nào thì 95% số vốn trong đó là vốn nội địa.

Còn chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang cho rằng, thị trường bất động sản sẽ tiếp tục tăng trưởng 10% so với năm 2016 trên cơ sở đào thải chọn lọc và cạnh tranh về chất lượng. Vingroup, Novaland và chủ trương phát triển nhà ở xã hội sẽ dẫn dắt thị trường chứ không phải các doanh nghiệp nước ngoài.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement