Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bất động sản bán lẻ Việt vẫn đầy tiềm năng

Quy hoạch

17/04/2022 08:05

Đó là khẳng định của ông Christian Olofsson, Giám đốc điều hành Khối Phát triển bất động sản, Central Retail Việt Nam trong cuộc trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán.

Bất động sản bán lẻ Việt vẫn đầy tiềm năng

Hệ thống trung tâm thương mại GO! đã phủ sóng ở nhiều địa phương trên cả nước. Ảnh: Thành Nguyễn

Được biết, Central Retail dự định đầu tư tới 1,1 tỷ USD vào Việt Nam, kế hoạch này có bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19?

Tính đến thời điểm hiện tại, Central Retail đã mở 39 trung tâm thương mại ở nhiều địa phương trên cả nước và sẽ phát triển thêm 35 trung tâm thương mại trong 5 năm tới. Do đó, tôi có thể khẳng định, dịch bệnh không làm cản trở hay thay đổi cam kết của chúng tôi với thị trường tiềm năng này, Central Retail vẫn giữ kế hoạch đầu tư dài hạn vào Việt Nam.

Có vẻ như trung tâm thương mại GO! đang là mô hình chủ lực để chinh phục thị trường. Vậy, GO! có thế mạnh gì so với các trung tâm thương mại khác?

photo-cms-tinnhanhchungkhoan.zadn.vn-w980-uploaded-2022-wpxlcdjwi-2022_04_09-_2-5562(1).jpg
Ông Christian Olofsson.

Chúng tôi tự tin với sự khác biệt của GO!, hay nói cách khác, đó là lợi thế so sánh của GO! khi sở hữu hệ sinh thái khách thuê trong hệ thống của Tập đoàn mẹ Central Retail.

Cùng với đó, khi gia nhập thị trường Việt Nam, Central Retail “kết nạp” thêm nhiều đối tác như Trung tâm Mua sắm điện máy Nguyễn Kim, Siêu thị Lan Chi và nhiều thương hiệu bán lẻ thuộc các lĩnh vực hàng tiêu dùng gồm thời trang, thực phẩm, đồ uống…

Các trung tâm thương mại của chúng tôi được thiết kế trên 5 yếu tố cơ bản: Ăn uống, mua sắm, giải trí, học tập (vui chơi cho trẻ kết hợp giáo dục) và phát triển bền vững (từ concept xây dựng, hệ thống năng lượng mặt trời, tiết kiệm điện năng).

Là thương hiệu bán lẻ có hệ thống phủ rộng, nhưng thị trường Việt Nam cũng mang tính vùng miền rõ rệt, vậy GO! có “chiến thuật” đặc biệt nào để chinh phục từng mảng thị trường riêng biệt với những tệp khách hàng khác nhau?

Thường thì các nhà bán lẻ có mặt bằng cho thuê sẽ không quá chú trọng đến các khách thuê trong trung tâm thương mại sau khi hoàn thành việc ký kết hợp tác, nhưng với Central Retail, chúng tôi lại tập trung nhiều hơn vào việc hỗ trợ khách thuê phát triển kinh doanh để có thể đồng hành lâu dài cùng nhau.

Với GO!, chúng tôi cung cấp nhiều loại hình kinh doanh khác nhau cho khách thuê và tính vùng miền được thể hiện rất rõ qua việc tạo ra nhiều cơ chế hỗ trợ để các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp địa phương có điều kiện giới thiệu, kinh doanh sản phẩm của mình trong hệ thống GO! với sự biến tấu, linh hoạt theo đặc thù các lĩnh vực. Nói cách khác, chúng tôi luôn nỗ lực hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh địa phương xuất hiện trong GO!, tìm thấy cơ hội phát triển mô hình từ GO!.

Được biết, ông có hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ và tại Việt Nam, ông cũng có nhiều chuyến đi trải nghiệm và khảo sát thị trường. Theo ông, đâu là điểm thú vị trong thói quen mua sắm của người Việt?

Tôi đến Việt Nam từ 15 năm trước, từng đặt chân tới nhiều tỉnh, thành phố và thực sự ấn tượng với thói quen di chuyển bằng xe máy và mua sắm ở các chợ truyền thống của người dân Việt Nam.

Mới đây, tôi cũng có những chuyến đi tương tự và thấy rằng, thói quen này vẫn chưa thay đổi, các chợ truyền thống, hàng quán bên đường vẫn rất đông khách, trong khi nhiều trung tâm thương mại lại vắng vẻ.

Điều này chắc không chỉ là những trải nghiệm, nó hẳn sẽ tác động đến góc nhìn thị trường và định hướng phát triển của hệ thống GO!?

Central Retail đã mở 39 trung tâm thương mại ở nhiều địa phương trên cả nước và sẽ phát triển thêm 35 trung tâm thương mại trong 5 năm tới.

Đúng vậy, chính thói quen mua sắm này khiến chúng tôi lựa chọn cho GO! con đường phát triển riêng. Theo đó, GO! được định vị như là một “gạch nối” giữa chợ truyền thống và trung tâm thương mại cao cấp: Không quá xa với trung tâm thương mại, lại gần với thói quen của người dân. Bạn có thể thấy, các trung tâm thương mại GO! thường được xây thấp tầng với diện tích mặt sàn lớn, cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều thương hiệu tiêu dùng mới.

Có một điều nữa tôi cũng muốn chia sẻ, đó là câu chuyện lịch sử thị trường. Thái Lan từng trải qua giai đoạn tương tự như Việt Nam hiện nay, nên với kinh nghiệm từ thị trường này, chúng tôi tin rằng mình biết cách để mang đến sản phẩm, dịch vụ tốt nhất, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam, trong đó khách hàng luôn là “hạt nhân” của sự quan tâm, chăm sóc.

Như vậy, việc nhiều trung tâm thương mại GO! đang được cải tạo, nâng cấp cũng là để phục vụ cho mục tiêu này?

Đúng là như vậy, đồng thời cũng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thuê mặt bằng của các thương hiệu cao cấp. Chẳng hạn, với hệ thống Big C trước đây, khi chuyển sang tên gọi GO!, chúng tôi đã thay đổi toàn diện nhận diện thương hiệu. Với GO!, đây không chỉ là điểm đến mua sắm, ăn uống, giải trí…, mà còn là một trung tâm thương mại kiểu mới, hiện đại, hài hòa, thân thiện hơn với mọi người.

Nhưng điều này liệu có mâu thuẫn với định vị “cái gạch nối” như ông đã nói?

Việc định vị lại thương hiệu được chúng tôi thực hiện trên cơ sở của các nghiên cứu. Theo đó, trung tâm thương mại phải là điểm muốn đến và thỏa mãn nhu cầu của mọi người, từ vui chơi, giải trí, mua sắm… tới mức độ cao hơn, có thể là điểm gặp gỡ, giao lưu. Riêng việc cải tạo cho phù hợp với nhu cầu của các thương hiệu cao cấp sẽ chủ yếu được thực hiện ở các trung tâm thương mại GO! lớn tại các đô thị lớn.

Là thị trường bán lẻ giàu tiềm năng, nhưng cạnh tranh khốc liệt cũng đã khiến không ít tên tuổi lớn như Parkson, Auchan… phải “dứt tình” và rời khỏi Việt Nam. Vậy GO! có chiến lược gì để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này?

Có nhiều lý do đằng sau câu chuyện các thương hiệu bán lẻ lớn rời khỏi thị trường, họ không chỉ rời Việt Nam mà còn cả ở nhiều thị trường khác nữa. Đây cũng là câu chuyện về chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, cũng có thể nguyên nhân đến từ công tác nghiên cứu thị trường, am hiểu thị trường chưa đủ, phát triển quá nhanh và lệch pha với thứ thị trường cần...

Với Central Retail, chúng tôi có kinh nghiệm trong việc xây dựng concept sản phẩm cho dịch vụ bán lẻ, chủ động trong việc thu hút đa dạng khách thuê bản địa và khách thuê quốc tế trong hệ sinh thái đối tác của Tập đoàn. Do đó, các trung tâm thương mại của Central Retail sẽ đảm bảo được các chức năng, đặc thù, mục tiêu đã đề ra với sự góp mặt phong phú của các thương hiệu trong các lĩnh vực.

Tại một số lĩnh vực như điện tử, dược phẩm…, Việt Nam có không ít thương hiệu bán lẻ thành công như Thế Giới Di Động, Nhà thuốc Long Châu, Pharmacity… Vậy GO! có tính đến việc hợp tác với các thương hiệu này để gia tăng độ phủ?

Chúng tôi đã và đang là đối tác của các thương hiệu bán lẻ trên và trong thời gian tới, Central Retail sẽ tiếp tục bắt tay cùng các đối tác khác để mở rộng và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ. Chúng tôi rất chào đón các thương hiệu bán lẻ trong nước đến với trung tâm thương mại của mình để cùng khai thác tiềm năng của thị trường.

THÀNH NGUYỄN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement