Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bất cập trên những tuyến cửa ngõ thành phố Thủ Đức

Quy hoạch

01/07/2021 07:33

Tại các tuyến cửa ngõ ra vào thành phố Thủ Đức, bộ mặt đô thị 2 bên đường tại nhiều chỗ vẫn còn lộn xộn, nạn ùn tắc diễn ra liên miên.

Ám ảnh ùn tắc liên miên

Là thành phố trực thuộc thành phố đầu tiên của cả nước nhưng hạ tầng giao thông tại TP Thủ Đức vẫn còn nhiều bất cập. QL13 là tuyến đường huyết mạch nối TP.HCM với Bình Dương, đi lên Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên. Đoạn từ cầu Bình Triệu đến Ngã tư Bình Phước (TP Thủ Đức) dài hơn 5,5km, nhưng 20 năm qua chưa được nâng cấp, mở rộng.

Hiện trạng hai bên là những dãy nhà cấp 4 lụp xụp. Những nhà có điều kiện xây mới đã thụt lùi vào bên trong theo lộ giới đã quy hoạch từ hơn 20 năm trước.

Có đoạn không có vỉa hè, mặt đường dù được thường xuyên duy tu, nhưng lượng phương tiện lưu thông ngày càng tăng khiến đường nhanh xuống cấp. Nhiều thời điểm tại các vị trí giáp với đường Phạm Văn Đồng thường xảy ra ùn tắc, có lúc mưa lớn lại bị ngập.

Dự án nâng cấp QL13 nằm trong dự án thành phần xây dựng cầu Bình Triệu 2 được triển khai từ nằm 2001 cùng với dự án BOT xây dựng cầu Bình Triệu.

Thế nhưng, do có nhiều thay đổi về chủ trương đầu tư, tuyến đường này phải “đắp chiếu” suốt 20 năm. Trong khi đó, đoạn qua tỉnh Bình Dương đã được mở rộng 6 làn xe, sắp tới mở lên 8 làn, lúc đó áp lực giao thông sẽ gia tăng trên QL13 đoạn qua TP Thủ Đức, ùn tắc sẽ nhiều hơn.

cdn-baogiaothong-vn_img-bgt-2021-dsc00710-1624975025-width1280height855(1).jpg
Tuyến QL13, một cửa ngõ của TP Thủ Đức để đi Tây Nguyên thường xuyên ùn tắc

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng giám đốc Đại Phúc Land - Công ty thành viên của Vạn Phúc Group bày tỏ: “Không hiểu vì sao tuyến đường chỉ vài km nhưng 20 năm không thực hiện xong. Trước đây, đường Phạm Văn Đồng cũng rất nhếch nhác, nhưng sau khi được đầu tư mở rộng, bộ mặt đô thị hai bên đường thay đổi hẳn”.

Ở hướng phía Đông, QL1 từ ngã tư Trạm 2 đến cầu Đồng Nai đến nay vẫn chưa được mở rộng. Đoạn tuyến này nằm trong dự án nâng cấp mở rộng Xa lộ Hà Nội và QL1 từ cầu Sài Gòn đến cầu Đồng Nai, đã được triển khai từ năm 2009.

Đến nay, dù toàn tuyến Xa lộ Hà Nội đã được mở rộng gần hoàn chỉnh, riêng đoạn QL1 dài hơn 2km vẫn còn nhếch nhác. Đây là cửa ngõ từ TP Thủ Đức đi Đồng Nai và các tỉnh miền Bắc, miền Trung, vì vậy những dịp lễ, Tết, lưu lượng phương tiện rất đông, thường xuyên xảy ra ùn tắc.

Một hướng khác là cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, dù là đường cao tốc kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhưng trong khoảng 2 năm gần đây thường xuyên chịu cảnh ùn tắc dịp lễ, Tết.

Đoạn từ Vành đai 2 hướng Long Thành về nút giao An Phú (TP Thủ Đức) liên tục ùn tắc dịp cuối tuần, kéo dài hơn 4km. Cầu Long Thành chỉ rộng 2 làn xe, nên mỗi khi có va chạm dẫn đến ùn tắc dài cả chục km trên tuyến.

Cần đầu tư giao thông liên vùng

Ông Nguyễn Hữu Quang, chủ một doanh nghiệp vận tải ở TP Thủ Đức cho biết, tình trạng xuống cấp, quá tải của hệ thống hạ tầng giao thông cửa ngõ Thủ Đức là lực cản đối với sự phát triển của thành phố này.

Không chỉ vậy, các tuyến đường đi vào cảng Cát Lái, một cửa ngõ khác về phát triển kinh tế, giao thương hàng hóa nội địa, quốc tế cũng thường xuyên ùn tắc, kẹt xe.

“Một ngày xe của chúng tôi vào nhận hàng trong Cát Lái xoay vòng nhanh cũng chỉ chạy được 3 chuyến. Có khi kẹt trên đường Mai Chí Thọ, Đồng Văn Cống nhiều giờ đồng hồ, chạy được 1 chuyến là mừng. Hàng không chuyển được mà tốn xăng dầu, hủy hợp đồng, thiệt hại đủ thứ”, ông Quang bức xúc.

Thực trạng quá tải, xuống cấp của các tuyến đường cửa ngõ TP Thủ Đức đã được nhìn nhận. Tuy vậy, nguồn lực ở đâu để thực hiện đang là một bài toán đau đầu với lãnh đạo TP HCM.

Theo KTS Ngô Viết Nam Sơn, để TP Thủ Đức phát triển xứng tầm, cần một nguồn vốn khổng lồ mà TP HCM chưa chắc đáp ứng được, phải có nguồn ngân sách Trung ương và các nguồn vốn xã hội hóa khác. Một mình TP HCM không đủ, cần sự vào cuộc quyết liệt của Bộ Xây dựng, GTVT, KH&ĐT, Tài chính…

“TP Thủ Đức là cực Đông của TP HCM, đóng vai trò là lõi kết nối TP HCM với Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương… Vì vậy, việc đầu tư hạ tầng giao thông không chỉ phục vụ cho riêng thành phố này mà phải mang tính kết nối liên vùng. Phải phát triển trong tương quan kết nối vùng, mới thuyết phục được Trung ương cấp vốn ngân sách để đầu tư về hạ tầng kết nối”, ông Sơn phân tích.

Theo Sở GTVT TP HCM, các tuyến giao thông cửa ngõ TP Thủ Đức, cũng là tuyến cửa ngõ của TP HCM đã được lên kế hoạch đầu tư từ nhiều năm trước. Chẳng hạn tuyến QL13 đã có kế hoạch mở rộng lên 8 làn xe; tuyến QL1 từ Trạm 2 đến cầu Đồng Nai cũng mở rộng như tuyến Xa lộ Hà Nội. Tuy vậy, khó khăn về nguồn vốn, GPMB khiến các dự án bị chậm.

Lãnh đạo Sở GTVT cho biết đã đề xuất phương án mở rộng tuyến QL13 bằng ngân sách thành phố trong giai đoạn 2021 - 2025, với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng.

Với tuyến QL, thành phố cũng đang tích cực làm việc với tỉnh Bình Dương để sớm bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư để mở rộng.

Nút giao An Phú cũng được Hội đồng thẩm định TP HCM hoàn chỉnh báo cáo tiền khả thi, đang trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, với tổng vốn đầu tư 3.926 tỷ đồng.

Ông Trần Văn Thi, Giám đốc Ban QLDA Mỹ Thuận cho biết, đơn vị này đang được giao thực hiện nghiên cứu tiền khả thi mở rộng cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây. Theo đó, đoạn mở rộng được đề xuất dài 24km trong tổng 55km toàn tuyến. Điểm đầu từ cầu Bà Dạt (TP Thủ Đức) đến nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (huyện Long Thành, Đồng Nai) sẽ thực hiện mở rộng mặt đường từ 4 lên 8 làn xe.

PHAN TƯ
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement