Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bạo lực qua mạng là giết người bằng bàn phím

Chính sách - Hạ tầng

16/10/2019 14:42

Không dùng sức mạnh để bắt nạt ai đó, ngày nay con người dùng chính bàn phím để quấy rối, tấn công gây tổn thương người khác…

Vấn nạn bạo lực qua mạng

Sự ra đi của nữ ca sĩ trẻ Sulli Hàn Quốc khiến nhiều người đau lòng, xúc động, nhưng ẩn đằng sau đó là vấn nạn bạo lực mạng mà ai cũng hiểu là kẻ giết người thầm lặng gây tổn hại đến nhiều nghệ sĩ trẻ còn non nớt kinh nghiệm sống. Ngoài sự nổi tiếng, mỗi ngày họ gồng mình chống chọi với những áp lực, sự kỳ vọng và cả những lời bình luận ác ý từ những người giấu mặt trên mạng xã hội.

Sulli cũng như rất nhiêu nghệ sĩ trẻ khác trên thế giới từng tự tử vì không chịu được búa rìu dư luận. 
Sulli cũng như rất nhiêu nghệ sĩ trẻ khác trên thế giới từng tự tử vì không chịu được búa rìu dư luận. 

Trước khi tìm đến cái chết, Sulli từng nhận vô vàn lời mắng chửi từ cư dân mạng. Họ bình phẩm về cách cô sống, cách cô đăng ảnh trên mạng xã hội, cách cô ăn mặc, đi đứng. Họ gọi cô là gái hư khi khoe ảnh nhạy cảm với người yêu hơn 15 tuổi trên mạng xã hội. Mọi cử chỉ, hành động, hay cách Sulli mặc đồ cũng trở thành chủ đề để những người trên mạng bàn tán. Và không chỉ Sulli mà rất nhiều nghệ sĩ cũng đang đối diện với áp lực đó từng phút giây.  

Việc những anh hùng bàn phím công kích, tấn công nhau trên mạng xã hội không chỉ diễn ra trong giới showbiz, người nổi tiếng mà ngay cả những người bình thường cũng là nạn nhân của vấn nạn này.

Khả An, (17 tuổi, quận 6 TP.HCM) gặp “bão facebook” sau 3 tháng gia nhập cộng đồng mạng. Lập facebook để kết nối bạn bè, người thân quen nhưng rắc rối xảy ra khi Khả An bị cô bạn thân nhờ chia sẻ bài viết trên trang cá nhân, vì nể mặt bạn Khả An nhấn nút chia sẻ mà không kiểm tra kĩ nội dung thông tin.

“Tôi không biết đó là một bài viết nói xấu người khác, ngay sau khi nhấn nút share tôi đã nhận rất nhiều tin nhắn chửi bới, nhục mạ, dọa đánh từ nhóm bạn bị nói xấu trong bài viết trên. Tôi gỡ bài viết trong hoảng loạn và giải thích không cố ý nhưng các bạn vẫn chặn đường đánh cảnh cáo", Khả An nói.

Sau đó, mỗi ngày đến lớp với Khả An thật sự tồi tệ khi cô một mình lủi thủi nơi góc bàn vì bị các bạn trong lớp cách li, bịa đặt vô số chuyện xấu để nhục mạ trả đũa. Cô không dám chia sẻ điều này với ai vì một phần lỗi do mình. Cả năm học ấy, Khả An bị trầm cảm, kết quả học tập sa sút. Khả An phải xin nghỉ học, bảo lưu kết quả để điều trị tâm lí vì gia đình bắt gặp tôi nhiều lần tự tử.

Cũng từng là nạn nhân của dân cư mạng M. D. (lớp 11, Trường THPT Mạc Đĩnh Chi quận 6) mâu thuẫn với bạn trai và cậu bạn mang cả câu chuyện riêng tư của cả hai đăng công khai trên mạng xã hội với những từ ngữ thô tục, bôi nhọ danh dự của M. D.

“Rất nhiều người không hiểu rõ nguyên nhân, cứ vô tư viết bình luận công khai đã kích, xúc phạm danh dự làm tôi suy sụp tinh thần. Sức mạnh của mạng xã hội thật kinh khủng, nội dung bài viết không đúng sự thật nhưng lại lan truyền chóng mặt. Bạn bè xung quanh ai cũng biết rồi bàn tán khắp nơi. Lúc đấy, tôi chỉ biết im lặng”, D. tâm sự.

Nhiều bạn trẻ là nạn nhân của bạo lực qua mạng - Ảnh: Cẩm Viên.
Nhiều bạn trẻ là nạn nhân của bạo lực qua mạng - Ảnh: Cẩm Viên.

Nhiều người rơi vào tình huống dỡ khóc dở cười bởi người lạ đến từ thế giới ảo nhưng hệ quả là thật. Ngọc Hân (20 tuổi, quận Tân Phú) từng bị kẻ lạ mặt đánh cắp tài khoản facebook và gửi tin nhắn đến bạn bè nhờ mua thẻ nạp điện thoại. Nhiều bạn không biết facebook giả mạo nên mua giúp. Sau khi phát hiện, cô đã gửi tin nhắn giải thích đến bạn bè nhưng mọi người không tin và nói cô bạn định “xù nợ”.

Cùng cảnh ngộ Hoàng Anh (19 tuổi, quận Bình Tân) bị người khác lấy hình ảnh, giả mạo facbook đăng những nội dung xấu khiêu khích rủ rê các bạn đi bar dùng bóng cười, hình ảnh khiêu dâm… để các mọi người hiểu sai về phẩm chất danh dự của Hoàng Anh. Anh đã mất rất nhiều thời gian để giải thích cho bạn bè hiểu.

Còn Thành Huy (18 tuổi, quận Tân Phú) bức xúc vì tin nhắn rác từ người lạ liên tục gửi đến với nội dung quảng cáo vớ vẩn yêu cầu phải gửi đến ít nhất 10 người trong danh sách bạn bè, nếu không ra đường sẽ gặp chuyện không may.

“Đọc tin nhắn mà tâm trạng rối bời, không gửi theo yêu cầu lỡ ra đường gặp phải chuyện gì không may thì sao. Thế là tôi ngồi gửi đủ 10 tin nhắn đến bạn bè và bị chúng bạn chửi cho một trận”, Huy nói.

“Kê đơn” kẻ bắt nạt qua mạng

Câu chuyện bắt nạt qua mạng ảo nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tâm lí và cuộc sống khiến nạn nhân cảm thấy chán nản, tức giận, buồn bã, lo sợ phải đối mặt với kẻ bắt nạt thậm chí nhiều trường hợp bị tress và muốn tự tử.

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Cục An toàn thông tin Bộ Thông tin và truyền thông thì bắt nạt qua mạng là kẻ xấu ghi lại cảnh một người bị bắt nạt, bị hành hạ thân thể rồi đăng lên mạng.Hay gửi tin nhắn, văn bản hình ảnh gây tổn thương người khác; gửi các tin nhắn dọa đánh/xâm hại thân thể ai đó.Hoặc đăng nhận xét ác ý trên internet hoặc sử dụng bất cứ công cụ trên mạng nào để quấy rối người khác.

Kẻ xấu ăn cắp mật khẩu rồi truy nhập vào tài khoản của người khác để gửi hoặc đăng tải các hình ảnh, video, thông tin làm cho chủ nhân thật của tài khoản bị bẽ mặt. Phát tán các lời đồn đại ác ý thông qua email, tin nhắn văn bản hoặc các trang mạng xã hội.

Ông Nguyễn Hoài Nam. 
Ông Nguyễn Hoài Nam. 

Ông Hoài Nam cho biết thêm người tham gia các mạng xã hội cần tỉnh táo trước mọi thông tin và suy nghĩ trước khi gửi, chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. Lưu ý khi bị bắt nạt qua mạng không được trả thù hay đáp trả lại kẻ bắt nạt mà phải lưu lại chứng cứ đồng thời chia sẻ thông tin này đến cơ quan chức năng.

Đặc biệt là những em nhỏ hoặc học sinh, sinh viên thì phải báo cho nhà trường hoặc gọi đến Gọi Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 hoạt động 24/24 để nhờ sự giúp đỡ cần.

Ông Hoài Nam còn chia sẻ việc kích hoạt chức năng an toàn của hệ điều hành và trình duyệt web, thiết lập chức năng tìm kiếm an toàn đối với công cụ tìm kiếm để loại bỏ những kết quả không phù hợp hoặc cài đặt một công cụ lọc hay ngăn chặn nội dung không phù hợp: Qustodio: https:www.qustodio.com/en/ (Công cu quản lí máy tính), Kidlogger: http//kidlogger.net (Công cụ quản lí hoạt động trên mạng), Zoodles: http:// www.zoodles.com (trình duyệt an toàn cho trẻ).

Theo luật, thì hành vi bắt nạt qua mạng gây ra ảnh hưởng đến tâm lí, sức khỏe của người khác có thể bị xử lí vi phạm hành chính, thậm chí là bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các điều khoản tại bộ luật hình sự 1999, sửa đổi 2009, ví dụ như hành vi làm nhục, vu khống người khác, hành vi xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác, hành vi truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác…

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement