17/04/2017 01:23
Bán rau tự xưng là sạch có phạt?
Hiện nay tình trạng buôn bán rau sạch “tự xưng” ở một số chợ, rất nhiều sạp rau bảo đó là rau sạch để nâng giá cao lên vì người tiêu dùng. Tuy nhiên, thực tế các loại rau này chưa chắc là rau sạch.
Để mua được thực phẩm sạch người tiêu dùng phải đồng ý bỏ số tiền với giá gấp đôi hoặc giá gấp ba so với giá thông thường. “Bình thường tôi mua giá đỗ với giá khoảng 20.000 đồng/kg nhưng giá của giá đỗ sạch khoảng 50.000 đồng/kg; giá rau muống bình thường khoảng 6.000 đồng/kg nhưng giá rau muống sạch có khi lên đến 20.000 đồng/kg. Vì sợ thuốc trừ sâu nên tôi phải chấp nhận giá cao hơn như thế…” - cô Phương Diễm ở quận Tân Bình, TP.HCM cho hay.
“Tôi chấp nhận mua rau sạch với giá cao hơn nhiều so với giá rau bình thường, thật sự bằng mắt thường cũng khó phân biệt được rau sạch và rau không sạch mà thường chỉ nghe người bán giới thiệu rồi mua, tôi hay chọn những loại rau củ nhỏ và sần sùi để mua, tôi nghĩ nếu không phun thuốc rau củ sẽ nhỏ hơn bình thường, khi được giới thiệu là rau sạch tôi cảm thấy yên tâm hơn” - chị Thanh Tâm, một khách hàng, cho biết.
Một chủ sạp rau ở chợ Tân Phú nói: “Tôi hay lấy một số loại rau ở chợ Bình Điền, người để mối khẳng định đây là những loại rau sạch nên khi bán tôi cũng giới thiệu với khách hàng là rau sạch, nếu lấy mức giá nào tôi cũng chỉ bán với mức giá gần như thế chứ không tự nâng lên quá cao so với giá tôi lấy về”.
Thực tế rau sạch được hiểu là loại rau canh tác trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên, không bón phân hóa học, không phun thuốc bảo vệ thực vật hóa học, không sử dụng thuốc trừ sâu. Đặc biệt là không phun thuốc kích thích sinh trưởng, phân bón hoàn toàn là phân hữu cơ (bón gốc và bón qua lá), không dùng hóa chất bảo quản....
Thực tế hiện nay một số tiểu thương cho rằng mình kinh doanh rau sạch nhưng không có gì chứng minh và thiếu các cơ chế kiểm định. Được biết trước đây nhiều nơi bán còn thả sâu vào rau để người tiêu dùng hiểu nhầm là rau sạch.
Theoluật sư Phạm Quốc Hưng, tại Điều 11 Nghị định 185/2013 có quy định hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng. Đối với hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 8 Điều 3 nghị định này, thấp nhất là mức phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
Cao nhất là phạt tiền từ 30.000.000 đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp