Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bán hàng không rõ nguồn gốc, đánh tráo thương hiệu sẽ bị xử lý như thế nào?

Từ vụ cửa hàng Con Cưng nghi gắn mác Thái Lan bán cho khách, dư luận đặt câu hỏi hành vi trên bị xử lý như thế nào?

Dư luận vẫn chưa hết bức xúc sau vụ chiếc khăn lụa của doanh nhân Hoàng Khải (Khải Silk) cùng lúc có đến hai mác 'made in China' và 'made in Việt Nam' thì nay lại đến lượt hàng loạt chi nhánh thuộc hệ thống cửa hàng Con Cưng bị tố thay tem 'made in Thailand' vào sản phẩm của mình.

Ảnh: Internet.
Ảnh: Internet.

Từ những vụ việc trên, dư luận đặt ra câu hỏi khi nào thì hành vi này bị xử lý và mức độ xử lý ra sao? Về vấn đề này, Luật sư Kiều Anh Vũ thuộc Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh trả lời trên trang VN Express như sau:

Trách nhiệm pháp lý với hành vi kinh doanh hàng giả

Theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP, tùy thuộc vào yếu tố nào bị làm giả, như hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng; hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa thì có những mức phạt khác nhau.

Cụ thể, khoản 1 Điều 13 quy định hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa bị xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 200.000 đến 500.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới một triệu đồng.

Phạt tiền từ 500.000 đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ một triệu đến dưới ba triệu đồng.

Phạt tiền từ 2 triệu đến 3 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 3 triệu đồng đến dưới 5 triệu đồng.

Phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 5 triệu đến dưới 10 triệu đồng.

Phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 10 triệu đến dưới 20 triệu đồng.

Về trách nhiệm hình sự

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm liên quan đến hàng giả, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự:

Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30 triệu đến dưới 150 triệu hoặc dưới 30 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm: có tổ chức; tái phạm nguy hiểm; lợi dụng chức vụ, quyền hạn, danh nghĩa cơ quan; hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 150 triệu đến dưới 500 triệu đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây bị phạt tù từ 7 đến 15 năm: Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên; thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn và nghiêm trọng.

HUỲNH NGA (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement