Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bản đồ thép thế giới vẽ câu chuyện thành công của Hòa Phát

Doanh nghiệp

01/06/2021 16:17

Sắt thép là thức ăn của các ngành công nghiệp cũng như gạo, bột mỳ là thức ăn của con người. Hầu hết tất cả các mặt trong đời sống xã hội đều thấy sự hiện diện của thép.

Đối với dân dụng: nhà ở, ô tô, xe máy, xe đạp, điều hoà, tủ lạnh, máy giặt, nồi cơm điện, quạt...; Đối với doanh nghiệp: nhà xưởng, máy móc, phương tiện vận chuyển...; Đối với công cộng: đường xá, cầu, cống, cảng, đường sắt, toa xe, cột điện, cột phát angtel...; Đối với quốc phòng: các công trình quốc phòng, tàu chiến, pháo súng các loại...

Với sự hiện diện rộng khắp trên toàn bộ đời sống xã hội cũng như quốc phòng vì vậy để phát triển đất nước cũng như đảm bảo an ninh quốc phòng thì Việt Nam không thể không phát triển nghành thép.

Vậy khi phát triển nghành thép, trong khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới bằng các hiệp định thì hàng hoá thép của chúng ta có cạnh tranh được với thép của thế giới không?

Sản lượng thép thế giới năm 2020 là 1,86 tỷ tấn, riêng Trung Quốc có sản lượng là 1.065 tỷ tấn, chiếm 57% sản lượng thép thế giới. Nếu thép Việt Nam cạnh tranh được với thép Trung Quốc thì coi như có chỗ đứng vững vàng trong bản đồ xuất khẩu thép thế giới.

Thực tế đã chứng minh công ty thép Hoà Phát đã xuất khẩu thép thô sang Trung Quốc hàng năm mà vẫn có lãi. Vậy, nguyên nhân gì mà thép Hoà Phát lại có thể có giá cạnh tranh với thép Trung Quốc mà vẫn có lãi? Có 3 nguyên nhân chính sau đây:

Thứ nhất: Các nhà máy thép cho sản lượng lớn nhất Trung Quốc được nằm tập trung ở các tỉnh, thành phố sau: Thành phố Đường Sơn, TP Bắc Kinh, TP Thiên Tân, tỉnh Hà Bắc, tỉnh An Huy, tỉnh Sơn Đông, tỉnh Sơn Tây, tỉnh Thiểm Tây, tỉnh Quảng Đông. Trung tâm sản xuất nhiều thép nhất Trung Quốc nằm tại phía bắc thành phố Đường Sơn, nơi đây đã cho ra sản lượng 144 triệu tấn vào năm 2020 .

Dựa trên thống kê trên cho ta thấy, chỉ có một số tỉnh và thành phố sau đây là có cảng biển, bao gồm: thành phố Đường Sơn, Thiên Tân, Quảng Châu, tỉnh Hà Bắc, Sơn Đông; còn lại các tỉnh thành phố sau không có cảng biển là: Bắc Kinh, Thiểm Tây, An Huy, Sơn Tây.

Ngay cả thủ phủ thép của Trung Quốc là Đường Sơn thì nơi tập trung nhiều nhà máy nhất lại nằm ở phía Bắc Đường Sơn là nơi cách xa cảng biển .

Thứ hai: Vị trí của nhà máy Hoà Phát nằm tại Dung Quất Quảng Ngãi - nơi đây có cảng biển nước sâu tiếp cận được tàu có tải trọng 200.000 tấn nên giảm được giá thành vận chuyển so với các tàu nhỏ khoảng 3% .

Các khu vực bán quặng sắt lớn nhất thế giới hiện nay là: Úc, Nam Phi, Brazil. Như vậy, hải trình chở quặng của Hoà Phát đối với các nước như Úc, Nam Phi gần hơn các công ty thép Trung Quốc khoảng 3.000 - 4.000 km nên tiết kiệm được 5% chi phí vận chuyển. Ngược lại, khi chở thép thành phẩm đi bán cho các nước Asean, thép Hoà Phát cũng gần hơn 3.000 - 4.000 km và cũng tiết kiệm được 5% chi phí vận chuyển .

Thứ ba là do các nhà máy thép Trung Quốc được xây dựng từ lâu, lại dùng công nghệ của Trung Quốc nên không hiện đại, trong khi đó Nhà máy Thép Hoà Phát dùng công nghệ hiện đại nhất của Tây Âu nên tiết kiệm được 3% chi phí.

Như vậy tổng hợp lại Hoà Phát tiết kiệm được: giảm 3% chi phí do có cảng biển nước sâu; giảm 5% chi phí vận chuyển quặng do gần nguồn quặng; giảm 5% chi phí vận chuyển do gần nơi bán hàng là các nước Asean; giảm 3% chi phí do công nghệ hiện đại. Tổng cộng, Hòa Phát đã chi phí tiết kiệm được 16% so với các công ty thép Trung Quốc.

Thêm vào đó, đại đa số các nhà máy thép của Trung Quốc đều nằm cách xa cảng biển nên ngoài chi phí vận tải đường biển, các nhà máy này sẽ phải cộng thêm chi phí vận chuyển quặng sắt từ cảng biển về nhà máy .

Một điểm lưu ý khác là Việt Nam đã hội nhập với hầu hết với các nền kinh tế lớn trên thế giới nên doanh nghiệp Việt Nam có sân chơi rộng lớn và bình đẳng. Chính vì vậy, chỉ khi nào các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thế giới thì mới có khả năng có lợi nhuận và phát triển.

Với những phân tích trên đã cho thấy các doanh nghiệp thép Việt Nam hoàn toàn có khả năng cạnh tranh tốt với các doanh nghiệp thép khác trên thế giới và có chỗ đứng vững chắc trên bản đồ thép thế giới.

Luật sư LÊ QUANG VINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement