Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bạn biết gì về SuperCell, công ty game lớn nhất thế giới thu... hàng ngàn tỷ đồng chỉ trong 1 ngày

Tài chính

04/07/2019 19:19

Mới đây thông tin vừa được công bố đã khiến cho cộng đồng game thủ Việt Nam không khỏi sốc khi SuperCell thông báo việc ngừng phát hành game tại Việt Nam.

Supercell ra đời khi nào?

Được thành lập vào năm 2010 tại thủ đô Helsinki, Phần Lan. Với tiêu chí làm game vui nhộn, đơn giản, dễ chơi, sản phẩm đầu tiên của họ là một trò chơi bắn súng chiến thuật trên trình duyệt web tên Gunshine.net.

Bạn biết gì về SuperCell, công ty game lớn nhất thế giới thu... hàng ngàn tỷ đồng chỉ trong 1 ngày

Tuy được nhiều lời khen vì cách chơi và môi trường cổ điển thừa kế từ Syndicate – một game bắn súng tiêu biểu trên MS-DOS ra vào năm 1993, game đã đóng cửa sau 1 năm rưỡi vận hành êm đẹp do thiếu người chơi. Cùng lúc đó, Supercell cũng bắt đầu chuyển hướng phát triển sang các trò chơi trên hệ di động. Năm 2012, hãng cho ra đời 2 trò chơi là Hay Day và Clash of Clans, hai quân bài bất ngờ mang lại chiến thắng trên thị trường game di động.

Nhà sáng lập là ai?

Trước khi thành lập Supercell, hai nhà sáng lập của công ty này, Mikko Kodisoja và Ilkka Paananen từng làm việc tại công ty phát triển game mobile Sumea. Kodisoja sáng lập ra Sumea vào năm 1999, sau đó Paananen được tuyển vào vị trí giám đốc Điều hành vào năm 2000. Vào năm 2003, Sumea có lợi nhuận là 1,2 triệu euro (khoảng 30 tỷ đồng).

Một năm sau, Sumea được công ty Digital Chocolate từ Mỹ mua lại và Paananen được chỉ định làm Giám đốc khu vực châu Âu. Sau khi bị Digital Chocolate mua lại, văn hóa của Sumea đã không còn được như ban đầu, chính vì vậy Kodisoja quyết định rời khỏi công ty vào năm 2010. Sau đó ít lâu, Paananen cũng rời Sumea.

CEO Ilkka Paananen của SuperCell (bên trái).
CEO Ilkka Paananen của SuperCell (bên trái).

Sau khi nghỉ việc tại Sumea, Paananen đã chuyển sang làm việc tại công ty tài chính Lifeline Ventures. Tuy nhiên, Paananen vẫn muốn thành lập một doanh nghiệp của riêng mình, chính vì vậy, anh đã lên kế hoạch thành lập một công ty mà nhóm điều hành không làm phiền tới nhóm phát triển. Paananen, Kodisoja, Petri Styrman, Lassi Leppinen, Visa Forstén và Niko Derome đã cùng nhau thành lập nên Supercell vào năm 2010.

Sau khi thu hút được 750.000 euro từ quỹ đầu tư, Supercell hoàn thành trò chơi đầu tay trong năm 2010 với tên gọi Gunshine với hai nền tảng web (ứng dụng Facebook) và di động. Sau khi Gunshine hoàn thành, Accel Partners đầu tư 8 triệu euro vào SuperCell vào tháng 5/2011 và Kevin Comolli trở thành thành viên của ban giám đốc SuperCell. Accel Partners cũng là quỹ đầu tư vào Rovio Entertainment và nhiều công ty phát triển game trên toàn châu Âu.

2012: Hay Day và Farmville

Ông hoàng một thời của game trên mạng xã hội Facebook không ai khác chính là Farmville. Được Zynga phát hành vào năm 2009, số lượng người chơi của Farmville không hề có dấu hiệu thuyên giảm, cho đến năm 2011, khi game Facebook đã trở nên đa dạng về số lượng lẫn chất lượng.

Nắm bắt lấy cơ hội đó, SuperCell đã giới thiệu Hay Day. Game nhanh chóng phát triển một cộng đồng người chơi khổng lồ, nhanh chóng vực dậy dòng game nông trại trên hệ di động. Tuy nhiên, Zynga đã vội vàng phát hành Farmville 2 như một ván cược cuối cùng.

So với Farmville, Hay Day có cách chơi dễ dàng hơn, thời gian chờ đợi khi thu hoạch được giảm bớt, cây trồng không bị héo, cũng không bắt buộc người chơi dùng tiền thật để tiến xa…v.v…Những chi tiết tưởng chừng nhỏ, nhưng đều được thiết kế để tạo sự thoải mái cho người chơi. Đội ngũ của SuperCell đã nhìn được rằng sự thoải mái khi có thể chơi game ở mọi lúc mọi nơi chính là điểm mạnh của các thiết bị di động/cảm ứng và làm mọi cách để phát huy nó.

Clash of Clan

Điểm yếu của dòng tablet và điện thoại là nguồn năng lượng và bộ nhớ hạn chế. Những hãng game hiểu rằng hiện giờ chỉ có thể tập trung cho dòng casual. Để một game casual có thể trụ vững thì phải có một lượng người chơi ổn định, điều này có thể giải quyết bằng cách đem mạng xã hội vào gameplay.

Clash of Clans đã đem lại thành công ngoài sức tưởng tượng cho Supercell.
Clash of Clans đã đem lại thành công ngoài sức tưởng tượng cho Supercell.

Không lâu sau khi Hay Day đem cái tên SuperCell nổi lên trên thị trường game di động, Clash of Clans xuất hiện. Cách chơi của game có nền tảng như bao game chiến thuật xây dựng khác, với đồ họa thiết kế theo phong cách dí dỏm, nhấn mạnh tính chất casual – chơi cho vui của hãng.

Vẫn lấy một công thức quen thuộc, nhưng cho vào điểm nhấn riêng, ở đây lại là tập trung vào tính cộng đồng: Clash of Clans cho phép người chơi đánh chiếm lãnh thổ của nhau. Đây không chỉ là những trận so tài cho vui vì kẻ thắng có thể lấy vàng của kẻ thua về để xây dựng lãnh thổ. Hệ thống này vận dụng tài tình mạng lưới xã hội của Facebook và đã đem về một nhóm người chơi sẵn sàng ngồi hàng giờ bên chiếc máy tính bảng.

Cách quảng cáo dí dỏm

Nhìn vào thực trạng quảng cáo game, có thể thấy nhiều nhà sản xuất đang cạn dần ý tưởng. Với dòng game casual, khó có thể dùng một thiếu nữ xinh đẹp hoặc một người hùng dũng mãnh để thu hút mọi người. Đó là lý do hầu hết các quảng cáo của Clash of Clans và Boom Beach đều có nội dung hài hước và ngắn gọn. Trong đó nổi bật lên là đoạn quảng cáo của Liam Neeson, được chiếu vào mùa Superbowl năm 2015.

Bạn biết gì về SuperCell, công ty game lớn nhất thế giới thu... hàng ngàn tỷ đồng chỉ trong 1 ngày

Khoảng 45% khán giả xem truyền hình sẽ theo dõi Superbowl, nên những đoạn quảng cáo chiếu giữa giờ nghỉ luôn rất đắt giá, và Clash of Clans đã ghi điểm với đoạn quảng cáo dí dỏm của Liam Neeson – lúc đó cũng đang PR cho phần cuối trong series hành động Taken. Cách lựa chọn thời điểm khéo léo này đã giúp game lôi kéo được tối đa sự chú ý của người xem.

Doanh thu khủng

Tính đến tháng 3/2012, doanh thu của Supercell từ App Store đã lớn hơn bất kỳ công ty phát triển game nào trên toàn thế giới. Từ năm 2013 đến năm 2015, doanh thu của Supercell đã tăng trưởng một cách chóng mặt lên 1,5 tỉ euro. Năm 2014, Supercell trở thành một trong 50 công ty lớn nhất Phần Lan.

Năm 2015, doanh thu của Supercell tăng trưởng 36%, lợi nhuận tăng trưởng 60% và nộp rất nhiều tiền thuế cho Phần Lan. Trong năm 2013, SuperCell và các thành viên sáng lập đã nộp 260 triệu euro tiền thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp, chiếm 0,6% tiền thuế của Phần Lan. Tiền thuế mà SuperCell nộp cho chính phủ Phần Lan trong năm 2014 và 2015 lần lượt là 150 triệu euro và 176 triệu euro.

  Ít người biết rằng, các tựa game như Liên minh huyền thoại (LoL), Clash of Clans và Clash Royale đều thuộc quyền sở hữu của công ty Trung Quốc. 

Ít người biết rằng, các tựa game như Liên minh huyền thoại (LoL), Clash of Clans và Clash Royale đều thuộc quyền sở hữu của công ty Trung Quốc. 

Về tay Tencent, một đại gia game đình đám của Trung Quốc

Ngày 21/6/2016, Tencent mua lại 84,3% cổ phần của công ty phát triển game mobile Supercell với giá 8,6 tỉ USD. Đây là thương vụ mua bán lớn nhất của Tencent tính tới thời điểm 2016. Sau khi mua lại Supercell, Tencent trở thành công ty game (PC và di động) lớn nhất thế giới với 12% doanh thu của ngành game trên toàn thế giới trong năm 2015.

Bạn biết gì về SuperCell, công ty game lớn nhất thế giới thu... hàng ngàn tỷ đồng chỉ trong 1 ngày

Việc Supercell rơi vào tay Tencent thực ra không khiến giới game bất ngờ, bởi đại gia Trung Quốc này đã muốn vươn ra thị trường toàn cầu từ lâu. Với thương vụ 8,57 tỷ USD này, quyền sở hữu SuperCell sẽ chuyển từ mạng di động Softbank của Nhật Bản sang tay Tencent.

"Đây là một hợp đồng khổng lồ đối với SuperCell, còn Tencent thì hy vọng thị trường Trung Quốc sẽ tạo ra đủ cơ hội để SuperCell tránh khỏi số phận của những thương vụ thâu tóm hãng game có kết quả khá trồi sụt trước đây", trang PhoneArena nhận định.

LAN ANH (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement