Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bấm lỗ tai cho con gái nguy hiểm hơn mẹ tưởng

Sức khỏe

15/09/2016 03:05

Rất nhiều bà mẹ Việt có thói quen bấm lỗ tai cho con gái ngay từ khi con còn nhỏ mà không biết rằng hành động này tiềm tàng những nguy hiểm không ngờ tới con.

Không chỉ ở Việt Nam mà ở rất nhiều nước khác trên thế giới, các bé gái thường được bà hay mẹ bấm lỗ tai để làm duyên với những bông tai nhỏ xinh. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh lại tiến hành bấm lỗ tai cho bé khi bé mới chỉ được 4 -5 tháng tuổi, thậm chí, có người còn làm việc này khi bé mới sinh được 1-2 tuổi ngày mà không hề biết rằng việc này tiềm tàng rất nhiều mối nguy hiểm đối với bé và ngay cả khi bé lớn, những nguy hiểm này vẫn còn tồn tại.

arrayContent_title

Trẻ có thể gặp những nguy hiểm không ngờ từ việc bấm lỗ tai (Ảnh minh họa)

Việc xỏ lỗ tai cho bé có thể gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại. Bình thường, sau khi xỏ lỗ tai, bé sẽ phải đối mặt với nguy cơ tổn thương cho da và nó sẽ mất thời gian ngắn để chữa lành. Trong thời gian này các em bé có thể phải đối mặt với một số vấn đề như nhiễm trùng, bị sẹo và một số bệnh tật do bấm lỗ tai mà ra.

Bấm lỗ tai có thể khiến bé bị nhiễm trùng

Bấm lỗ tai có thể gây nhiễm trùng vết thương cho trẻ, do các dụng cụ dùng để bấm chưa được khử trùng sạch sẽ. Theo tiến sĩ Julia Tzu, bác sĩ da liễu đại học New York và người sáng lập trung tâm Wall Street Dermatology ở thành phố New York thì các dụng cụ bấm lỗ tai thường được mua với giá rẻ và đôi lúc là không rõ nguồn gốc. Chính vì vậy, nó có thể khiến da trẻ bị nhiễm trùng khi tiếp xúc.

arrayContent_title

Trẻ có thể bị nhiễm trùng nếu các dụng cụ bấm lỗ tai không sạch sẽ (Ảnh minh họa).

Cụ thể, khi khảo sát một loạt các cửa hàng bán dụng cụ bấm lỗ tai tại New York, họ nói rằng dụng cụ bấm lỗ tai của họ không thể khử trùng theo cách cho vào nồi hấp khử trùng như các dụng cụ y tế được mà chỉ có thể khử trùng đơn giản với cồn hay các dung dịch khử trùng khác. Lý do là bởi vì các dụng cụ này thường được làm từ nhựa, mà nhựa thì sẽ tan chảy khi được cho vào nồi hấp. Trong khi đó, theo các nhà nghiên cứu của đại học Duke thì việc khử trùng thực sự (khử trùng trong nồi hấp) thì khác hoàn toàn so với khử trùng đơn giản (khử trùng với các dung dịch khử trùng). Khử trùng thực sự sẽ giết chết tất cả các sinh vật có hại có trên dụng cụ, còn khử trùng đơn giản chỉ làm giảm số lượng vi sinh vật có hại.

Điều đó có nghĩa rằng ngay cả khi bạn thường xuyên lau dụng cụ bấm lỗ tai bằng dung dịch khử trùng thì người bấm lỗ tai vẫn có nguy cơ bị lây lan bệnh, bị nhiễm trùng (như nhiễm trùng viêm gan và khuẩn tụ cầu) sau khi bấm. Điều này có thể gây chảy máu, áp xe nghiêm trọng. Trẻ cũng có thể có phản ứng dị ứng, đau và kích thích xung quanh vết thương do nhiễm trùng.

Bấm lỗ tai có thể gây ra sẹo lồi trên tai của bé

arrayContent_title

Sẹo lồi bị gây ra sau khi bấm lỗ tai (Ảnh minh họa).

Nguyên nhân của vết sẹo lồi này là kết quả của sự tăng sinh không kiểm soát của mô sợi sau khi da bị tổn thương. Những mảng da màu hồng, đôi khi đau và ngứa thường phát triển quanh khu vực bị tổn thương và sau đó lan rộng sang các mô xung quanh. Đa phần sẹo lồi thường lành tính, tuy nhiên sẹo có thể gây nên một số biểu hiện như: ngứa, đau nhức, giật nhẹ, co kéo… Lý giải về việc tại sao lại xuất hiện của sự tăng sinh không kiểm soát của mô sợi sau khi da bị tổn thương khi bấm lỗ tai ở trẻ là có thể do mẹ đã vô tình không có chế độ ăn kiêng và chăm sóc đúng cách cho bé. Đó chính là nguyên nhân khiến hình thành vết sẹo lồi khó chữa.

Những điều cần lưu ý để hạn chế tối đa những nguy hiểm khi bấm lỗ tai cho bé

Để việc bấm lỗ tai cho con diễn ra suôn sẻ và không để lại di chứng cho con, mẹ cần phải lưu ý nhữngđiều sau:

- Chọn những nơi bấm lỗ tai uy tín, sạch sẽ.

- Kiểm tra kỹ dụng cụ bấm lỗ tai của con. Tốt nhất những dụng cụ như kim cần được dùng mới sau mỗi lần bấm và nếu có thể, chúng cần được đựng trong những gói vô trùng.

- Yêu cầu người bấm dùng găng tay sử dụng 1 lần.

- Để vết thương nhanh lành và tránh nhiễm trùng, nên để bé đeo hoa tai bằng chỉ trong vài tuần.

- Chú ý vệ sinh và ăn uống cho con sau khi bấm lỗ tai.

- Trong 2 tuần đầu sau khi bấm, tránh cho bé đi bơi bởi nước ở hồ bơi, biển chứa nhiều vi khuẩn, sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm trùng tai bé.

arrayContent_title

Tránh cho bé tiếp xúc với hồ bơi, nước biển ít nhất 2 tuần sau khi bấm lỗ tai (Ảnh minh họa)

- Sau khi bấm lỗ tai, các bà mẹ nên vệ sinh xung quanh vết thương hàng ngày, trong khoảng 7 tuần bằng chất khử trùng tốt.

- Nếu tóc bé dài, hãy cột tóc bé thật gọn gàng vì nó có thể làm vướng víu và dính vào lỗ tai vừa bấm.

- Chỉ nên bấm lỗ tai cho bé khi bé nhà khoảng 7 tháng tuổi trở lên. Bởi vì ở lứa tuổi này, trẻ vẫn có thể chịu đựng đau đớn một chút và cơ thể bé cũng phù hợp để chữa lành vết thương nhẹ từ việc bấm lỗ tai.

Theo Ngoisao.vn
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement