07/01/2020 16:41
Bài học nào cho Triều Tiên qua cái chết của Qasem Soleimani?
Sau khi Mỹ tiêu diệt tư lệnh Qasem Soleimani, đã khiến cho Triều Tiên càng tăng cường phát triển vũ khí hạt nhân để sẵn sàng đối phó tình huống tương tự.
Triều Tiên cảnh giác sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran
Trong những ngày căng thẳng vào năm 2017, khi cả Triều Tiên và Mỹ đang bên bờ vực chiến tranh, một cuộc tranh luận đã nổ ra trong hội trường Nhà Trắng.
Nếu quân đội Mỹ tiến hành một loạt các cuộc tấn công chớp nhoáng vào Triều Tiên, liệu điều đó có khiến Kim Jong Un sợ hãi, đủ để khiến nhà lãnh đạo trẻ tuổi từ bỏ vũ khi hạt nhân và tên lửa đạn đạo hay không?.
Câu trả lời của Triều Tiên, ít nhất là trên các phương tiện truyền thông nhà nước, là không. Bình Nhưỡng cảnh báo họ sẽ đáp trả bất kỳ hành động quân sự nào trên lãnh thổ Triều Tiên bằng chính lực lượng của mình.
"Đế chế của Mỹ sẽ xuống địa ngục và lịch sử ngắn ngủi của Mỹ sẽ kết thúc mãi mãi, khoảnh khắc đó sẽ diễn ra khi họ chạm vào một ngọn cỏ trên vùng đất này", một bình luận trên đài truyền nhà nước Triều Tiên vào tháng 2/2018, vài tháng trước khi Tổng thống Donald Trump có cuộc gặp đầu tiên với Kim Jong Un.
Chu tịch Kim Jong Un trong một buổi thăm một khu quân sự. Ảnh: KCNA. |
Không ai biết được liệu Triều Tiên có thực sự nghiêm túc với khẳng định đó hay không.
Nhưng cuối cùng, Tổng thống Trump đã không hạ lệnh tấn công, phần lớn nhờ vào những nỗ lực ngoại giao dẫn đến cuộc gặp lịch sử giữa Kim Jong Un và Donald Trump tại Singapore vào năm 2018.
Tuy nhiên, đằng sau các lời đe dọa của Triều Tiên luôn là một thông điệp quan trọng: Bình Nhưỡng đang phát triển vũ khí hạt nhân và vũ khí đạn đạo có khả năng vươn tới Mỹ, vì vậy các nhà chính sách ở Washington sẽ suy nghĩ kỹ về việc có nên thực hiện một cuộc tấn công tương tự đã làm với Iran hay không.
Việc Mỹ tiêu diệt chỉ huy Iran Qasem Soleimani trong cuộc tấn công bằng máy bau không người lái vào 3/1, chỉ khiến cho Triều Tiên ngày càng cảnh giác hơn.
"Triều Tiên ở ngay bên cạnh Iran trong danh sách nhà tài trợ khủng bố. Và chính quyền Mỹ hiện đang biện minh cho vụ ám sát Soleimani bằng cách gọi ông ta là một kẻ khủng bố", Adam Mount, một thành viên cao cấp tại Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ cho biết.
"Vụ tiêu diệt Soleimani có khả năng sẽ củng cố quyết tâm của Triều Tiên trong việc mở rộng phát triển vũ khí hạt nhân", ông nói thêm.
"Trong trường hợp điều gì đó xảy ra với lãnh đạo của họ, họ có thể đe dọa Mỹ bằng vũ khí hạt nhân," ông nói.
Triều Tiên không tin tưởng Mỹ
Khi Tổng thống George W. Bush bước vào hội trường của Quốc hội để có bài phát biểu đầu tiên của Liên bang sau vụ tấn công 11/9, rất ít - nếu có - trên Bán đảo Triều Tiên biết rằng chế độ Kim Jong Il sắp được đưa vào trong số bộ ba "Trục ma quỷ" khét tiếng.
Sau vụ tấn công 11/9, Tổng thống George W. Bush bước vào hội trường Quốc hội và có bài phát biểu về cú sốc này, lúc đó không ai biết rằng Triều Tiên bị Mỹ đưa vào danh sách "Trục ác quỷ" khét tiếng.
Việc đưa Triều Tiên vào "Trục ác quỷ" cùng với Iran và Iraq, và cuộc xâm lược lật đổ chính quyền Saddam Hussein sau đó, có khả năng đã thuyết phục Triều Tiên rằng họ cần vũ khí hạt nhân để đảm bảo sự sống còn.
Bình Nhưỡng đữa đưa ra các ví dụ về Saddam Hussein và Moammar Gadhafi của Libya về lý do tại sao Triều Tiên cần vũ khí hạt nhân, và tại sao họ lại rất do dự khi từ bỏ chúng trong các cuộc đàm phán.
Tổng thống Donald Trump gặp gỡ Kim Jong Un tại khu phi quân sự DMZ vào ngày 30/6/2019. Ảnh: CNN. |
Ông Moammar Gadhafi đã đồng ý từ bỏ tham vọng vũ khí hạt nhân để đổi lấy việc loại bỏ các lệnh trừng phạt dầu mỏ vào đầu những năm 2000. Nhiều năm sau đó, ông đã bị lật đổ và sát hại bởi phiến quân được Washington hậu thuẫn.
"Triều Tiên đã cho rằng Mỹ không thể tin tưởng được. Họ đã tin rằng vũ khí hạt nhân là thứ duy nhất khiến số phận của họ khác với Iraq hay Libya", Van Jackson, cựu quan chức của Bộ Quốc phòng thuộc chính quyền Obama, trao đổi với CNN.
Trump đã hy vọng rằng một cách tiếp cận từng bước một với các cuộc đàm phán hạt nhân có thể giúp ông thành công ở nơi mà những người tiền nhiệm của ông đã thất bại. Nhưng các cuộc đàm phán ngoại giao giữa Washington và Bình Nhưỡng sau 3 hội nghị thượng đỉnh giữa Trump và Kim đã không đạt được tiến bộ nào một phần do vấn đề niềm tin.
Cả hai bên đều cáo buộc bên kia không linh hoạt trong nỗ lực đạt được thỏa thuận giải trử vũ khí hạt nhân của Bình Những để đổi lấy miễn trừ trừng phạt kinh tế.
Kim Jong Un đã nói rằng đất nước của ông "sẽ không bao giờ" từ bỏ vũ khí hạt nhân nếu Mỹ "kiên trì chính sách thù địch" trong một bài phát biểu quan trọng được công bố vào ngày đầu năm mới.
"Mỹ đã coi nhà nước của chúng ta là kẻ thù của mình, và áp dụng các biện pháp trừng phạt tàn bạo và vô nhân đạo nhất, đặt ra mối đe dọa dai dẳng trong 7 thập kỷ qua," trích dẫn đoạn phát biểu của Kim Jong Un ngày đầu năm mới.
Triều Tiên có thể sẽ từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân nếu có mối quan hệ tin cậy và ổn định với Mỹ. Và Mỹ có thể sẽ chỉ phát triển mối quan hệ bình thường với Triều Tiên, xóa bỏ các lệnh trừng phạt và giúp Bình Nhưỡng phát triển kinh tế nếu nướ cnafy từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.
Advertisement
Advertisement