31/05/2020 11:40
Bạch Khuê, bậc thầy của lý thuyết kinh doanh Trung Hoa và triết lý 'Nhân thuật'
Bạch Khuê, một thương tổ đối với người Trung Quốc hiện đại. Tên tuổi của ông được ghi nhận trong biên niên sử, cùng với những nhà kinh doanh nổi tiếng.
Bạch Khuê là một doanh nhân nổi tiếng vào thời Chiến Quốc. Triết lý kinh doanh của ông được tổng hợp qua bốn thuật ngữ Trí - Dũng - Nhân - Cường. Ông được xem là ông tổ sáng lập nên nền thương mại, kinh doanh ảnh hưởng đến Trung Quốc hàng nghìn năm về sau.
Giống như một viên kim cương giữa sỏi đá, sự tài giỏi của Bạch Khuê là đã hình thành một ngôi trường kinh doanh đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc cổ đại và là một ví dụ trường tồn về một doanh nhân thành công có trách nhiệm với xã hội.
Tên ông và những kỳ tích đã gây được tiếng tăm cho thế hệ tương lai trong việc học hỏi về các quy tắc và sự tinh thông của ông, một nhân vật kiểu mẫu xứng đáng được coi trọng ở mọi thời đại.
Bạch Khuê sống vào cuối đời Xuân Thu, bậc thầy đầu tiên của lý thuyết kinh doanh Trung Hoa. Ảnh: Internet |
Đạo kinh doanh: Con đường Trí - Dũng - Nhân - Cường
Bạch Khuê sinh ra ở thời Đông Chu và lớn lên ở Lạc Dương, thủ đô của Đông Chu. Ông là một đại diện chính cho thương nhân trong thời Chiến Quốc, đã trở nên giàu có nhờ kinh doanh những chủng loại ngũ cốc, các nguyên liệu chưa qua chế biến, các công cụ và những thành phẩm trong ngành thủ công.
Công việc kinh doanh của Bạch Khuê đã ảnh hưởng đến Trung Quốc trong hàng ngàn năm. Trong kinh doanh truyền thống, có hai con đường thực hiện có thể thấy trong kinh doanh của chúng ta ngày nay.
Một là những người được gọi là trục lợi, bán hàng kém chất lượng và lừa dối người tiêu dùng để tìm kiếm lợi ích. Một là Nho thương, nhà kinh doanh chân chính, một hình thức doanh nhân đầu cơ dựa vào sự khôn ngoan của chính mình để tìm kiếm cơ hội kinh doanh và khám phá và sử dụng các cơ hội một cách linh hoạt mà không cần dùng đến sự lừa dối để tìm kiếm lợi ích. Sản phẩm của họ là chính hãng và lợi ích của họ có được bằng cách dựa vào giá trị gia tăng do các cơ hội mang lại.
Bạch Khuê là tổ tiên của các Nho thương nhân như vậy. Rất nhiều tín ngưỡng theo sau bởi các Nho thương, cho phạm vi kinh doanh hay cho toàn thể.
Trong thời Chiến Quốc, ngành kinh doanh châu báu giữa những người giàu có, vương giả kiếm được nhiều lợi nhất. Bạch Khuê đã chọn buôn bán những mặt hàng nhu yếu phẩm và giao thương với những thường dân. Nguyên tắc của Bạch Khuê là “lợi ít nhưng bán nhiều”. Ông không tăng giá cao nhưng lại kiếm được nhiều lợi bằng cách bán hàng nhanh và mở mang thêm thị trường của mình.
Bạch Khuê có thiên khiếu nắm bắt cơ hội. Ông dựa vào lịch cổ Mộc tinh cùng lý thuyết ngũ hành. Vận dụng tri thức thiên văn học, khí tượng học, ông đã tiên đoán và giao thương dựa trên những chu kỳ mùa màng tốt hay xấu.
Ông thu mua những vụ mùa chất lượng, giá thành rẻ vào những năm có thời tiết tốt và bán chúng với giá rẻ cho người dân trong những năm có thời tiết xấu. Bằng cách này, ông đã giúp nhiều người vượt qua những nạn đói. Trong khi đó, tài sản của cải của ông tăng rất nhanh.
Cách quản lý kinh doanh của ông đảm bảo để ông có lợi thế là sẽ kiếm được rất nhiều lợi. Đồng thời, nó bảo đảm cho sự quân bình giữa cung và cầu và giá cả của mặt hàng đó. Một cách chắc chắn, Bạch Khuê đã bảo vệ lợi ích của các hộ nông dân, cá thể thủ công nghiệp, và người tiêu thụ nói chung.
Bạch Khuê chọn buôn bán những mặt hàng nhu yếu phẩm và giao thương với những thường dân. Ảnh: Internet |
Người khác đầu cơ rồi đẩy giá cao để kiếm lợi khi thị trường khan hiếm, còn ông “tích trữ” để bán rẻ cho dân chúng khi thị trường khan hiếm bị các nhà đầu cơ đẩy giá lên. Bạch Khuê gọi cách quản lý kinh doanh này là “nhân thuật”.
Bạch Khuê cho rằng các trung tâm mua sắm như chiến trường, chỉ có thể bị đánh bại nếu chúng không có khả năng thích nghi và khéo léo.
Trong kinh doanh, Bạch Khuê theo đuổi "sự lạc quan và thay đổi theo thời gian, người bỏ ta lấy, người lấy ta trữ" (Theo Lịch sử của Tư Mã Thiên). Sự ra đời của nguyên tắc này đã được coi là một tiêu chuẩn của các thương nhân đã lưu hành hàng ngàn năm, thậm chí cho đến ngày nay.
Công việc kinh doanh của Bạch Khuê chủ yếu là trong ngành nông nghiệp và dâu tằm, có liên quan nhiều đến khí hậu. Ông có chiến lược cụ thể cho việc kinh doanh và tầm nhìn xa của riêng mình. Ông dựa vào kiến thức của mình để nắm bắt cơ hội kinh doanh. Trí tuệ của các doanh nhân đầu cơ rất cao, họ phải nhìn thấy trước người khác. Điều này đòi hỏi một lượng kiến thức và hiểu biết nhất định.
Những chỉ dẫn của ông hầu như vẫn là yếu tố quan trọng cho những lãnh đạo doanh nghiệp ngày nay. “Ăn uống đạm bạc, hạn chế lòng tham muốn, quần áo đủ để dùng, làm việc chịu sướng cực với nhân viên, xu thế nhanh như mãnh thú, phát triển như chim bạo”.
Nói theo cách ngày nay, không nuông chiều bản thân, dù ăn hay mặc, không quá ngông cuồng và với các nhân viên cấp dưới thì chia sẻ những nỗi vui sướng, đây là cách sống của ông, một khi bạn nhìn thấy cơ hội thì hãy nhanh chóng nắm bắt. Các quy tắc của ông có thể được nhìn thấy trong các thương nhân thành công ngày nay.
Kinh nghiệm của ông còn truyền lại đến ngày nay được miêu tả: đủ thông minh để nhìn thấy cơ hội, thích nghi với thay đổi, đủ can đảm để đưa ra quyết định, nhân từ và chính trực có thể từ bỏ và mạnh mẽ, tuân thủ niềm tin của chính mình. Một người như vậy, Bạch Khuê cảm thấy rằng anh ta có thể thực hiện con đường kinh doanh của mình.
Advertisement
Advertisement