Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ba nhà kinh tế đoạt giải Nobel năm 2022 là ai?

Doanh nhân

11/10/2022 09:12

Ben S. Bernanke, Douglas W. Diamond và Philip H. Dybvig đã giành được giải Nobel kinh tế năm 2022 "cho các nghiên cứu về ngân hàng và khủng hoảng tài chính". Bộ ba này đã được vinh danh vì công trình đột phá của họ trong việc điều hành ngân hàng.

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển vào ngày 10/10 đã xướng tên Ben S. Bernanke, Douglas W. Diamond và Philip H. Dybvig là những người chiến thắng giải Nobel kinh tế năm nay.

Ba nhà kinh tế người Mỹ, trong đó có cựu chủ tịch FED đoạt giải Nobel kinh tế - Ảnh 1.

Ông Ben Bernanke, cựu chủ tịch FED, tại Viện Brookings ở Washington hôm 10/10. Ảnh: Ken Cedeno/Reuters

Tore Ellingsen, Chủ tịch Ủy ban khoa học xã hội tại Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển cho biết: "15 năm trước, phần lớn thế giới đứng trước bờ vực của một cuộc khủng hoảng kinh tế tàn khốc. Hầu hết chúng ta đều không chuẩn bị cho điều đó. Tuy nhiên, một số nhà kinh tế học đã chuẩn bị. Họ đã nghiên cứu lý thuyết về hoạt động của ngân hàng".

Ông Bernanke là cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và từng là lãnh đạo Ngân hàng trung ương nước này từ năm 2006 đến năm 2014, giai đoạn đã xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008. Vào những năm 1980, ông lập luận rằng chính cách điều hành ngân hàng đã gây ra cuộc Đại suy thoái trong những năm 1930 và nó đã gây ra những tác động đáng kể cho nền kinh tế toàn cầu.

"Những hiểu biết của ông ấy đã phá vỡ sự hiểu biết thông thường và giờ đây nó đã có được sự hỗ trợ vững chắc từ thực tế", báo cáo của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển cho biết.

Trong khi đó ông Diamond là Giáo sư tài chính tại Đại học Chicago, nơi ông chuyên nghiên cứu về các trung gian tài chính, khủng hoảng tài chính và thanh khoản. Ông Dybvig là một nhà kinh tế học và Giáo sư tài chính ngân hàng tại Đại học Washington ở St. Louis. Năm 1983, cặp đôi này đã phát triển mô hình Diamond-Dybvig của các ngân hàng.

Mô hình Diamond-Dybvig là gì?

Mô hình Diamond-Dybvig cho thấy nhu cầu thanh khoản của những người gửi tiền tiết kiệm và những người đi vay mâu thuẫn như thế nào.

Ba nhà kinh tế người Mỹ, trong đó có cựu chủ tịch FED đoạt giải Nobel kinh tế - Ảnh 2.

Ông Douglas Diamond là Giáo sư tài chính tại Đại học Chicago. Ảnh: Tannen Maury/EPA

Đây là một căng thẳng cơ bản đối với các ngân hàng, những người cố gắng chuyển tiền tiết kiệm vào các khoản đầu tư, tức là các khoản cho vay.

Trong trường hợp bình thường, điều này hoạt động tốt: ngân hàng có thể cho người vay vay tiền, cung cấp cho họ thời gian đáo hạn dài để trả khoản vay và chỉ giữ một phần nhỏ tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản ngắn hạn của khách hàng. Tuy nhiên, nếu tất cả những người gửi tiền cố gắng rút tiền tiết kiệm của họ cùng một lúc, thì các ngân hàng sẽ không thể đáp ứng tất cả các nhu cầu và sẽ nhanh chóng phá sản.

Mô hình của Diamond và Dybvig cho thấy hoạt động của ngân hàng là một điểm yếu cố hữu đối với hệ thống, bởi vì sự ổn định của ngân hàng phụ thuộc vào những gì người gửi tiền mong đợi. Nếu nhiều người bắt đầu rút tiền tiết kiệm của họ, những người khác cũng muốn rút tiền sẽ khiến ngân hàng hết tiền mặt.

"Các cuộc khủng hoảng tài chính trở nên tồi tệ hơn khi mọi người bắt đầu mất niềm tin vào sự ổn định của hệ thống ngân hàng", ông Diamond nói.

Các nghiên cứu là nền tảng cho trong cách điều hành ngân hàng hiện đại

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển cho biết, những đóng góp về mặt nghiên cứu của bộ ba này đã tạo nền tảng cho các nghiên cứu hiện đại về ngân hàng, quy định và quản lý khủng hoảng. Những hiểu biết của họ là "vô giá" trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng như trong đại dịch COVID-19. Chúng "rất hữu ích cho việc hiểu và điều chỉnh một hệ thống tài chính luôn thay đổi".

Ba nhà kinh tế người Mỹ, trong đó có cựu chủ tịch FED đoạt giải Nobel kinh tế - Ảnh 3.

Ông Philip H. Dybvig của Trường Kinh doanh Olin thuộc Đại học Washington ở St. Louis, tại một khách sạn ở Boston hôm 10/10 sau khi giành Giải Nobel kinh tế 2022. Ảnh: Josh Reynolds/AP

Giải thưởng về Kinh tế là giải Nobel cuối cùng được công bố cho năm 2022. Những người chiến thắng trong các hạng mục y học, vật lý, hóa học, văn học và hòa bình đã được công bố vào tuần trước. Theo truyền thống, giải Nobel được trao vào ngày 10/12, ngày mất của nhà khoa học Alfred Nobel, người đã qua đời vào năm 1896. Tất cả các giải Nobel sẽ được trao tặng 10 triệu kronor Thụy Điển (khoảng 886.000 USD).

Không giống như các giải thưởng khác, giải Nobel Kinh tế không dựa trên ý tưởng của người sáng lập giải thưởng. Nó được khởi xướng vào năm 1968 bởi Ngân hàng Riksbank để tưởng nhớ Alfred Nobel và bắt đầu trao giải từ năm 1969.

Năm ngoái, David Card người Canada, nhà nghiên cứu người Mỹ gốc Israel Joshua Angrist và Guido Imbens, một người Mỹ gốc Hà Lan đã được vinh danh vì những công việc của họ trong lĩnh vực kinh tế thực nghiệm.

(Nguồn: AFP/DPA)

N.MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement