Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bà Nguyễn Thị Sơn nói gì về ồn ào tình ái của con rể Hồ Nhân?

Lối sống

21/03/2022 17:57

Mẹ vợ ông Hồ Nhân, bà Nguyễn Thị Sơn (người sáng lập tập đoàn Sơn Kim) lên tiếng về ồn ào liên quan đến loạt ảnh thân thiết của con rể bà và ca sĩ Hiền Hồ.

Trong rất nhiều nội dung chia sẻ bà Nguyễn Thị Sơn cũng khẳng định mối quan hệ của con gái và và ông Hồ Nhân, cho đến lúc này vẫn là vợ chồng hợp pháp.

Ngoài ra, bà Sơn cũng cho biết dù có quan tâm nhưng sẽ không can thiệp vào câu chuyện gia đình của con cái.

Người sáng lập tập đoàn Sơn Kim cũng tiết lộ 2 cháu ngoại, tức con 2 con gái của Hồ Nhân đang buồn bã, không muốn đến trường khi phải chứng kiến loạt ảnh của bố bên Hiền Hồ.

6cce850e958e5ad0039f(1).jpg
Bà Nguyễn Thị Sơn chia sẻ về sự việc ồn ào tình ái của con rể. 

Bà Nguyễn Thị Sơn, mẹ vợ tiến sĩ Hồ Nhân được biết đến là nhà sáng lập Sơn Kim Group là mẹ của 5 doanh nhân thành đạt đang điều hành các công ty ở nhiều lĩnh vực khác nhau, gồm bất động sản (Sơn Kim Land), kinh doanh thương mại, dịch vụ, ăn uống, nhà hàng (Sơn Kim Retail), dược phẩm (Nanogen-Bio), thiết kế nội thất (Duy Quân), trà - cà phê (Golden Moutain), sản xuất hàng thời trang (VERA), bán hàng online, kênh truyền hình (GS.SHOP).

Năm 1987, bà Sơn được Nhà nước giao trọng trách về quản lý Công ty Legamex, một trong những doanh nghiệp Nhà nước tiên phong cổ phần hóa. Ở thời kỳ đỉnh cao vào thập niên 90, dưới sự quản lý và điều hành của bà Sơn, Legamex có 4.000 nhân viên chính thức, giải quyết được việc làm cho khoảng 10.000 nhân viên ở các công ty vệ tinh.

Là một gia tộc có truyền thống kinh doanh ngành vải sợi, bố mẹ bà là người Bắc Ninh, sống ở Hà Nội, di cư vào miền Nam năm 1954.

Khi ở Hà Nội, mẹ bà Sơn có một tiệm bán vải lụa. Sau đó, gia đình có 2 năm sống ở Huế. Vào Sài Gòn năm 1956, mẹ bà quyết định mở cơ sở may quần áo thương hiệu Đại Thành, bán sỉ ở các chợ Thủ Đức, Tam Hiệp, Ông Tạ, Trương Minh Giảng, Gò Vấp, Chợ Lớn, Bến Thành và các tỉnh miền Trung…

Thương hiệu Lega-fashion xuất hiện ngày càng nhiều trên thương trường, xuất khẩu qua các nước Liên Xô, Ba Lan,… và Legamex trở thành công ty may mặc lớn nhất Việt Nam lúc bấy giờ.

Thương hiệu Legamex đã trở thành thương hiệu mạnh đầu thập niên 90 thế kỷ XX. Năm 1991, từ cấp quận, công ty trở thành đơn vị trực thuộc Sở Công nghiệp TP.HCM.

Hai năm sau, Nhà nước có chính sách mới cổ phần hóa doanh nghiệp và Legamex được chọn làm thí điểm đầu tiên. Bà cũng lại là người hăng hái đi đầu với nhận định cổ phần hóa sẽ có thêm nhiều cơ hội để phát triển sản xuất kinh doanh đồng thời chấp hành và hưởng ứng chính sách đổi mới của Nhà nước. 

Tuy nhiên, những biến cố liên quan đến việc cổ phần hóa Legamex sau đó gần như đã đánh sập nữ doanh nhân này, bà Sơn trở về với sự nghiệp kinh doanh gia đình.

Nữ doanh nhân này chia sẻ rằng chuyện cổ phần hóa Legamex như một "cái răng gãy" trong nhiều chuỗi sự kiện. Nó giống như cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa tư tưởng muốn làm và tư tưởng sợ hãi.

Rời Legamex, bà Sơn tiếp tục sự nghiệp kinh doanh cùng Sơn Kim Group. Câu chuyện về Sơn Kim Group khởi nguồn từ những năm 1950 dưới sự thành lập của Đại Thành, tập đoàn dệt may nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam được lưu truyền qua ba thế hệ nhà họ Nguyễn.

ts-nguyen-thi-son.jpg
Bà Nguyễn Thị Sơn trong một buổi ra mắt tập thơ mới của mình. 

Nhờ nền tảng kinh doanh từ những thế hệ đi trước, thế hệ thứ ba của nhà họ Nguyễn đã thành lập Sơn Kim Group vào năm 1993, sau khi ông Nguyễn Hoàng Tuấn, con trai bà Nguyễn Thị Sơn du học về nước.

Cùng năm này, Sơn Kim Fashion cũng ra đời, xây dựng thương hiệu Vera và tiến sang các thị trường Ý, Mỹ, Nhật, Tây Ban Nha. Khởi đầu từ một công ty thời trang, Sơn Kim Group đã nhanh chóng phát triển đa ngành nghề xoay quanh 4 vệ tinh: Sơn Kim Land (bất động sản), Sơn Kim Mode (thời trang), VGS Shop (bán lẻ trên truyền hình) và Vissions 21 (Khai thác phim trường).

Bộ sưu tập thương hiệu của gia tộc Sơn Kim ngày càng đa dạng với hàng loạt chung cư cao cấp Gateway, Nassim, Serenity Sky Villas, Metropolitan (bất động sản); VERA, JOCKEY, WOW (thời trang); GS25, GSSHOP, Jardin Des Sens, Mama Sens, KYO WATAMI (bán lẻ),…

Năm 1998, bà Nguyễn Thị Sơn chuyển sang công tác tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lí Doanh nghiệp (CBAM) thuộc VCCI.

Sau khi tham gia Ban chấp hành Hội Luật gia Việt Nam (VLA), bà Sơn được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lí và Kinh doanh quốc tế vào năm 2006.

Năm 60 tuổi, bà Sơn thành lập CTCP Đầu tư phát triển giáo dục Đông Nam Á và Trường THCS, THPT Duy Tân. Bước sang tuổi thập thất, bà dần chuyển giao công việc quản lý giáo dục cho cháu nội Nguyễn Hoàng Việt và bàn giao việc kinh doanh lại cho các con cháu. 

(tổng hợp)

HẢI MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement