Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bà bầu ăn trứng gì để tốt nhất cho thai nhi trong bụng?

Sức khỏe

14/09/2017 01:55

Mỗi loại trứng lại có thành phần dinh dưỡng khác nhau nhưng nói chung đều tốt cho phụ nữ mang thai.

Từ lâu, trứng gà đã được xem là một trong những thực phẩm bổ dưỡng nhất cho phụ nữmang thai. Vậy nhưng, nhiều mẹ bầu lại kháo nhau rằng ăn trứng ngỗng mới thật sự tốt ,còn muốn con da trắng, chân dài thì phải ăn trứng vịt lộn... Vậy thành phần dinh dưỡng của các loại trứng này thế nào và loại trứng nào bà bầu nên ăn?

Trứng gà

Theo thạc sĩ, bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi - Viện phó Viện Dinh dưỡng Lâm sàng, trứng gà là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thành phần có đủ chất đạm, chất béo, vitamin và khoảng chất. Đạm của trứng có đầy đủ các acid amin cần thiết ở tỷ lệ cân đối thích hợp nên hấp thu tốt.

Ngoài ra, trứng gà còn có nguồn chất béo quý là lecithin có tác dụng điều hòa cholesterol.“Trứng gà có nhiều vitamin và chất khoáng: vitamin A, D, B2, B6, B12, acid folic, cholin, sắt, canxi, phospho, kali, chất béo, nhất là omega 3. Với giá trị dinh dưỡng ưu việt đó, bổ sung thêm trứng cho phụ nữ trong thời kỳmang thaivào khẩu phần ăn hàng ngày một lượng thích hợp rất tốt”, bác sĩ Tường Vi cho biết.

Trứng gà là món ăn có thành phần dinh dưỡng cao, tốt cho bà bầu.

Bác sĩ Tường Vi khuyến cáo, các mẹ bầu nên bổ sung trứng trong khẩu phần ăn từ 3-4 quả/ tuần. Các trường hợp bà bầu có tăng huyết áp, rối loạn mỡ, đái tháo đường,…chỉ nên ăn 2 quả/tuần và có sự tư vấn của các chuyên gia để có chế độ ăn thích hợp.

Trứng ngỗng

Nhiều người nghĩ rằng khi mang bầuăn trứng ngỗng sẽ giúp thai nhi phát triển tốt đặc biệt là phát triển trí não, giúp con sau này sinh ra được thông minh, lanh lợi. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học cho thấy thực chất nếu đem so sánh thành phần dinh dưỡng thìtrứng ngỗng còn thua xa trứng gà.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trứng ngỗng có 13,5% chất protein, 13,2% lipid, 0,33mg% vitamin A, 0,10mg% vitamin B1, 0,30mg% vitamin B2, 0,1mg% vitamin PP… So với trứng gà, trứng ngỗng có tỷ lệ protein thấp hơn (tỷ lệ protein trong trứng gà toàn phần là 14,8%) nhưng lại có lượng lipid cao hơn (tỷ lệ lipid trong trứng gà là 11,6%).

TiêuRrứng ngỗng có nhiều cholesterol và giàu lipid là những chất không có lợi cho sức khoẻ phụ nữ có thai.

Hàm lượng các vitamin trong trứng ngỗng cũng thua trứng gà, đặc biệt là vitamin A rất cần cho phụ nữ có thai. Hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà (0,33mg% so với 0,70mg% trong trứng gà).

Mặt khác, trứng ngỗng có nhiều cholesterol và giàu lipid là những chất không có lợi cho sức khoẻ phụ nữ có thai. Chị em có thể bị béo phì và mắc chứng cholesterol máu cao nếu lạm dụng những thực phẩm giàu lipid và cholesterol như trứng ngỗng.

Trứng vịt lộn

Theo bác sĩ Lê Quang Hào – Trung tâm Khám và Tư vấn dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng Quốc gia, trứng vịt lộn là món ăn bổ dưỡng nhưng bà bầu không nên ăn nhiều.

"Theo Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam của Viện Dinh dưỡng Quốc gia thì 100 gram phần ăn được của trứng vịt lộn có 182 kcal năng lượng; 13,6g protein; 12,4g lipit; 82mg canxi; 212mg phốtpho;… Đặc biệt, có nhiều betacaroten (435µg); vitamin A (875µg) - đây là vitamin có thể gây nguy hiểm cho thai nhi nếu ăn nhiều.

Theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của Việt Nam thì bà bầu không được ăn quá 200 µg vitamin A mỗi ngày và trên thế giới, người ta không khuyến nghị bà bầu dùng vitamin này trong thai kỳ, đặc biệt 3 tháng đầu.”, bác sĩ Hào chia sẻ.

Những lời đồn như "ăn trứng vịt lộn đẻ con chân dài, da trắng" đều không có cơ sở khoa học.

Bác sĩ Hào cho biếtbà bầu có thể ăn trứng vịt lộn nhưng một tuần chỉ nên ăn một quả, cùng lắm là 2 quả, không được ăn nhiều, đặc biệt trong3 tháng đầu.

VÂN ANH (Khám phá)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement