Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Áp thấp nhiệt đới có thể gây mưa lũ ở miền Trung và Tây Nguyên

Chính sách - Hạ tầng

07/10/2020 12:37

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vùng áp thấp đang hướng vào đất liền các tỉnh từ Phú Yên, Khánh Hòa.

Hồi 7h ngày 7/10, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 11,3-12,3 độ Vĩ Bắc; 110,5-111,5 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh từ Phú Yên đến Khánh Hòa khoảng 170km về phía Đông.      

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo, trong 24 giờ tới, vùng áp thấp di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Phú Yên đến Khánh Hòa. Đến 7h ngày 8/10, vị trí tâm áp thấp ở khoảng 12,3 độ Vĩ Bắc; 106,0 độ Kinh Đông.      

Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới nối với vùng áp thấp kết hợp với không khí lạnh và gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Nghệ An đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang, Vịnh Thái Lan,  khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông mạnh; trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8. Sóng biển cao 2,0-3,5m ở khu vực Bắc vịnh Bắc bộ; 2,0-4,0m ở Nam vịnh Bắc bộ, ngoài khơi Trung bộ và Bình Thuận – Cà Mau.

Hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới. Nguồn TTKTTV
Hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới. Nguồn TTKTTV

Vùng biển phía Tây của khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) và vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 8. Biển động mạnh.      

Do ảnh hưởng của không khí lạnh nên ở vịnh Bắc bộ có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8, biển động; khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, biển động mạnh.      

Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 1.   

Theo TTXVN, các chuyên gia khuyến cáo: Khi có bão, áp thấp nhiệt đới mà các thuyền viên neo đậu tàu, thuyền không đúng chỗ, không đúng cách thì vẫn bị thiệt hại do tàu, thuyền va đập vào nhau và do sóng đánh lật úp tàu. Để hạn chế thiệt hại, khi neo đậu tàu, thuyền thì các thuyền viên cần chú ý rằng ở những bến bãi không có cầu tàu thì neo đậu tàu, thuyền theo hướng thẳng góc với bờ, giữ cho khoảng cách giữa các tàu thuyền đủ rộng để tránh va đập vào nhau; tuyệt đối không neo đậu tàu thuyền theo hướng song song với bờ, vì như thế tàu thuyền rất dễ bị sóng đánh thẳng vào mạn làm lật úp tàu; thả cả neo đáy và neo bờ để giữ cho tàu thuyền cố định; sử dụng các lốp xe hơi cũ treo ở thành tàu thuyền, mạn tàu thuyền và cả mũi tàu thuyền để hạn chế va đập vào nhau và va đập vào cầu tàu thuyền; không neo đậu tàu thuyền dưới hoặc bên cạnh các cầu giao thông, không lấy trụ cầu để buộc neo.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, vịnh Bắc bộ có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8, biển động; khu vực Bắc Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa có gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, biển động mạnh.

Từ ngày 7-11/10, các tỉnh, thành phố Trung bộ có khả năng mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến 300-500mm/đợt, riêng từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 500-700mm/đợt; khu vực Bắc Tây nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 200-350mm/đợt; Nam Tây nguyên và Nam bộ có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 150-250mm/đợt.

Mưa lớn khiến các sông từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận và khu vực Tây nguyên sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 4-9m, hạ lưu từ 1,5-5m. Mực nước đỉnh lũ hạ lưu các sông từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị có khả năng lên mức báo động 2 và trên báo động 2. Các sông từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Thuận và Tây nguyên có khả năng ở mức báo động 1-báo động 2, có nơi trên báo động 2; thượng lưu các sông và các sông suối nhỏ có khả năng lên mức báo động 3.

Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận và khu vực Tây nguyên. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, lũ quét, sạt lở đất cấp 2.

Theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, lũ quét thường xảy ra bất ngờ tại các sông, suối khu vực miền núi; lũ lên nhanh và cũng xuống nhanh, có sức tàn phá lớn, thường đi kèm với sạt lở đất, đá.

Người dân cần cảnh giác trước các dấu hiệu xuất hiện lũ quét như: mưa lớn nhiều ngày ở vùng thượng lưu, nước sông hoặc suối chuyển màu đục, có tiếng động bất thường của đất đá hoặc âm thanh lạ trong lòng đất... Khi thấy các dấu hiệu trên, người dân cần nhanh chóng di chuyển khỏi khu vực có thể xảy ra lũ quét để đến nơi có vị trí cao hơn; sẵn sàng sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền; phải xác định, an toàn tính mạng là quan trọng nhất.

Hai cha con ở Gia Lai bị nước cuốn trôi

Theo nguồn tin trên báo CAND, trưa 7/10, các lực lượng chức năng cứu hộ cứu nạn huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai vẫn đang nỗ lực tìm kiếm 2 cha con anh Nguyễn Văn Trường (37 tuổi, trú tại xã Ia Puch, huyện Chư Prông) và cậu con trai 7 tuổi bị nước lũ cuốn trôi mất tích vào chiều tối 6/10.

Trước đó, vào khoảng 16h30 tối 6/10, anh Nguyễn Văn Trường đi đón con đi học về bằng xe máy. Khi cả 2 cha con đi đến khu vực ngầm tràn xã Ea Puch thì bị vấp ngã và bị nước lũ cuốn trôi.

Ngay sau khi nhận được tin báo, các lực lượng chức năng của huyện Chư Prông đã tiến hành họp khẩn, triển khai các phương án cứu nạn ngay trong đêm nhưng đến trưa nay vẫn chưa tìm thấy 2 cha con anh Trường.

(Tổng hợp)

HOÀNG GIA
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement