Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ăn uống như thế nào để có một trái tim khỏe mạnh?

Sức khỏe

17/09/2019 15:43

Cuộc sống hiện đại với những áp lực, lo toan trong công việc và con người trở nên thụ động... là những nguyên nhân khiến bệnh tim mạch ngày càng tăng cao.

Bệnh lý tim mạch thường được cho là chỉ gặp ở người lớn tuổi. Song trên thực tế, tần suất mắc bệnh ở người trẻ và trung niên cao hơn chúng ta nghĩ, nó có thể xảy ra với bất kỳ ai và bất kỳ lứa tuổi nào và tuổi mới bị mắc cũng ngày càng trẻ hoá.Người trẻ thường cho rằng họ không có nguy cơ mắc bệnh nên họ thường chủ quan và không có biện pháp phòng ngừa hợp lý.

Nguyên nhân khiến người trẻ mắc bệnh tim mạch

Nguyên nhân thường gặp của bệnh lý tim mạch ở tuổi trưởng thành và trung niên là hút thuốc, béo phì, ít vận động, căng thẳng (stress), chế độ ăn nhiều muối, chất béo, rượu bia, tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, đái tháo đường...

Bên cạnh đó, béo phì ở trẻ em đã trở thành vấn đề toàn cầu, cứ 10 trẻ lại có một trẻ bị béo phì. Béo phì lại dẫn đến những yếu tố nguy cơ tim mạch khác như tăng cholesterol, đái tháo đường, tăng huyết áp, và hội chứng chuyển hoá.

Nếu chúng ta không kiểm soát các yếu tố nguy cơ này sớm thì các bệnh lý tim mạch sẽ xảy ra sớm ở người trẻ. Ngoài ra nhóm bệnh tim bẩm sinh không được phát hiện và điều trị sớm trong những năm đầu sau sinh cũng chiếm tỉ lệbệnh lý tim mạchkhông nhỏ ở người trẻ.

beo1

Béo phì dẫn đến các tố nguy cơ tim mạch.

Những dấu hiệu khi có cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa

Các biểu hiện bệnh lý tim mạch:Đau thắt ngực(cơn đau có tính chất đè ép giữa xương ức, thường lan lên cằm và vai, tay trái, khó thở, và có thể kèm vã mồ hôi hoặc ngất), mệt khi gắng sức, tím. Đối với bệnh lý mạch máu não có thể gặp 3 dấu hiệu chỉ điểm của đột quỵ: Yếu liệt nửa bên người hoặc chi, nói ngọng hoặc nói những từ vô nghĩa, méo miệng.

tim

Hai loại bệnh lý tim và mạch quan trọng cần được chẩn đoán và cấp cứu khẩn vì nguy cơ tử vong cao, có thể gây tàn phế, nếu bệnh nhân không chết cũng để lại nhiều gánh nặng cho xã hội là nhồi máu cơ tim cấp và đột quỵ. Nếu được chẩn đoán và điều trị can thiệp sớm trong vài giờ đầu bệnh có thể phục hồi hoàn toàn.

TheoFitnea, bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Phát hiện ra dấu hiệu của bệnh tim đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh trở nên xấu hơn. Hãy học cách quản lý cũng như cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn qua 5 thói quen tốt sau đây:

1. Theo dõi huyết áp và chỉ số Cholesterol

tim1

Huyết áp phản ánh độ khỏe mạnh của tim. Huyết áp có thể được đo bằng hai cách: huyết áp tỳ vào thành động mạch khi tim đang bơm máu và huyết áp tỳ vào thành động mạch giữa các nhịp tim khi tim đang thư giãn. Nếu bạn nằm trong nhóm những người có chứng cao huyết áp thì bạn cần đi khám định kì và uống thuốc để điều chỉnh, song song kết hợp các chế độ ăn để hạn chế rủi ro biến chứng về bệnh tim mạch.

Chỉ số cholesterol cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Mức độ cholesterol được cho là không có lợi khi:

•Tổng lượng cholesterollà 200mg/dL hoặc cao hơn.

•Nồng độ cholesterol “tốt”(HDL) dưới 40 mg/dL.

•Nồng độ cholesterol “xấu”(LDL) trên 16o mg/dL.

2. Luyện tập thể dục

tim2

Vì tim là cơ quan bơm máu cho cơ thể mỗi ngày, việc tập thể dục nhịp điệu thường xuyên rất có lợi cho sức khỏe của tim. Các môn thể thao “đầu bảng” có thể kể đến là đạp xe, leo núi, đi bộ, hoặc bơi lội. Trước khi lên lịch tập luyện, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ và huấn luyện viên để có một chế độ tập phù hợp với thể trạng.

3.Lối sống vui vẻ

tim3

Căng thẳng, stress có ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch. Stress kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm làm tăng hoạt động tim, tăng huyết áp, tăng lượng máu đến các cơ quan trọng yếu của cơ thể. Cần có biện pháp điều trị và loại bỏ stress, chống lo âu và hỗ trợ tâm lý. Hãy đảm bảo rằng mỗi ngày bạn dành một ít thời gian để thư giãn như đi dạo, tập yoga, thiền, nghe nhạc…

4. Protein thực vật

tim4

Protein (chất đạm) là một trong những dưỡng chất quan trọng của cơ thể. Thông thường, protein từ động vật (đặc biệt là trứng, sữa…) được coi như nguồn bổ sung protein hoàn chỉnh phổ biến. Tuy nhiên, chế độ ăn bao gồm nhiều protein động vật có liên quan đến nhiều căn bệnh khác nhau: làm tăng tổng hàm lượng cholesterol trong máu, tăng nguy cơ béo phì và tim mạch.

Nhiều chuyên gia dinh dưỡnghiện nay đang khuyến cáo tăng cường kết hợp sử dụng các loại đạm thực vật trong bữa ăn hằng ngày để tránh chất béo xấu và tăng cường các chất chống ôxy hóa, giúp giảm thiểu các bệnh như béo phì, tăng mỡ máu, cao huyết áp, tim mạch…

Các thực phẩm giàu protein thực vật có thể kể đến là các loại đậu như đậu nành, đậu Hà Lan… Nhưng bạn cần lưu ý, nguồn protein từ thực vật là protein chưa hoàn chỉnh (không có đủ các axit amin thiết yếu), nên cần kết hợp đa dạng các loại thực vật giàu protein với nhau. Một chế độ ăn lý tưởng cho trái tim khỏe là sự cân bằng hài hòa giữa protein thực vật và động vật.

5. Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng

Giữa cuộc sống hối hả, thời gian cho 3 bữa ăn đủ chất mỗi ngày trở nên “xa xỉ” với đa phần mọi người. Nhiều người dù có kiến thức về dinh dưỡng và ý thức tốt với việc chăm sóc sức khỏe cũng “than thở”: thật khó mà cân đo đong đếm dưỡng chất trong thực phẩm mỗi ngày vì bận quá.

Một gợi ý cho những người bận rộn đó chính là “kết bạn” với thực phẩm bổ sung dinh dưỡng. Những thực phẩm này giúp bổ sung lượng protein, vitamin và khoáng chất cho chế độ ăn hàng ngày. Bên cạnh lợi ích về sức khỏe, đây đều là các sản phẩm tiện sử dụng và giúp tiết kiệm thời gian.

Có lẽ với gợi ý này, việc chăm sóc sức khỏe cho trái tim sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Lưu ý, nên chọn dùng các sản phẩm từ những nhà sản xuất uy tín, với nguyên liệu từ các trang trại hữu cơ an toàn.

Ngoài ra, theo các chuyên gia ngành tim mạch, để có được trái tim khỏe mạnh, bạn hãy bổ sung thêm các loại thực phẩm dưới đây:

Uống trà hoặc cà phê

tim5

Trong cà phê, trà chứa các chất chống oxy hóa, dùng khoảng 3 - 5 cốc mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt các bệnh lý tim mạch, đái đường. Dùng khoảng 3 ly trà mỗi ngày giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch.

Tránh mỡ động vật

Không cần giảm thiểu lượng chất béo có trong bữa ăn hàng ngày.Nhưng quan trọng cần phân biệt lipid có lợi và lipid có hại là nên tránh các loại chất béo động vật: bơ, kem, pho mát nhiều chất béo, xúc xích, thịt mỡ... Cần tăng thêm các loại hạt giàu axít béo bão hòa như hạnh nhân, hạt điều, hạt bí, đậu phụng, mè, chất béo có nguồn gốc thực vật…

Dùng dầu thực vật, dầu oliu

tim6

Một nghiên cứu trên 7 nghìn bệnh nhân theo đuổi chế độ ăn Địa Trung Hải thường sử dụng dầu oliu nguyên chất - khoảng 1 lít mỗi tuần, kết quả cho thấy làm giảm 35% nguy cơ mắc bệnh tim mạch so với nhóm người ăn kiêng bình thường.

Dầu oliu dùng để nấu, không nên chiên. Khi trộn salad nên chọn dầu oliu, dầu nành, dầu mè, dầu hạnh nhân…

Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

Chỉ số đường huyết thức ăn (indice glycémique-IG) có liên quan đến các bệnh lý tim mạch. Thức ăn có chỉ số đường huyết cao thực sự không tốt cho sức khỏe, ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch, các vấn đề chuyển hóa như tăng huyết áp, tăng cân, tăng cholesterol "xấu", mỡ bụng, nguy cơ đái đường, gan nhiễm mỡ…

Nên chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như ngũ cốc nguyên hạt: gạo lứt, gạo nâu, các loại đậu… Nên hạn chế những thực phẩm có IG cao như bánh mỳ trắng, khoai tây, kẹo, bánh ngọt, nước giải khát như soda, nước ép trái cây.

Chế độ ăn giảm thịt

tim7

Tiêu thụ nhiều thịt làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và đái đường. Đặc biệt thịt đã qua chế biến như thịt muối, thịt hun khói, lên men…làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành, đái đường và ung thư đại trực tràng.Nên giảm thịt trong khẩu phần ăn hàng ngày và đảm bảo chất lượng, có thể xen kẽ với các protein thực vật hoặc hải sản.

Ăn nhiều trái cây

Bổ sung thêm trái cây tươi, trái cây sấy khô (hạnh nhân, hạt dẻ…) trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch 40%. Không nên dùng nhiều nước ép hoa quả vì nó đã mất một phần chất xơ, thêm vào đó có chỉ số đường huyết cao.

Ăn nhiều cá "béo"

tim8

Cá béo chứa nhiều omega 3, a-xít béo đặc biệt a-xít docosahexaénoïque (DHA) và a-xít eicosapentaénoïque (EPA) đây là những axít có lợi cho tim mạch, đặc biệt DHA và EPA làm giảm triglyceride máu vì triglyceride máu cao là yếu tố nguy cơ cho bệnh lý tim mạch.DHA và EPA có nhiều trong cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ… Nghiên cứu cho thấy có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch bằng chế độ ăn có 2 bữa cá mỗi tuần.

DƯƠNG THỤY(t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement