Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

An Gia Investment lên sàn với giá 25.000 đồng/cổ phiếu: Creed Group có trụ sở ở thiên đường thuế British Virgin Islands (bài 2)

Chứng khoán

07/01/2020 08:20

Trên con đường “hóa Rồng” của mình, An Gia Investment luôn được nhắc song hành cùng với Creed Group, một doanh nghiệp có trụ sở ở thiên đường thuế British Virgin Islands.

Công ty gia đình?

Tại ngày 25/11/2019, An Gia Investment có 319 cổ đông. Trong đó, gồm 311 cá nhân trong nước, 1 tổ chức trong nước, 1 cá nhân nước ngoài và 6 tổ chức nước ngoài. 319 cổ đông này nắm 75 triệu cổ phiếu An Gia Investment.

Cơ cấu cổ đông của An Gia Investment.
Cơ cấu cổ đông của An Gia Investment.

Nếu xét theo tỷ lệ, cổ đông là cá nhân trong nước nắm 26.702.501 cổ phần (chiếm 35,6% vốn điều lệ), cổ đông là tổ chức trong nước nắm 27 triệu cổ phần (36% vốn điều lệ), cổ đông là cá nhân nước ngoài nắm 299.017 cổ phần (chiếm 0,4% vốn điều lệ), cổ đông là tổ chức nước ngoài nắm 20.998.932 cổ phần (chiếm 28% vốn điều lệ).

Hai tổ chức là cổ đông lớn, nắm trên 5% cổ phần của An Gia Investment là Công ty Cổ phần Quản lý và Đầu tư Trường Giang có trụ sở tại 30 Nguyễn Thị Diệu, phường 6, quận 3, TP.HCM nắm 27 triệu cổ phần (36% vốn điều lệ). Tổ chức còn lại là có trụ sở tại Morgan & Morgan Building, P.O. Box 958, Pasea Estate, Road Town, Tortola, British Virgin Islands nắm 9.082.999 cổ phần (12,11% vốn điều lệ).

Hiện tại, người đại diện theo pháp luật của An Gia Investment là ông Nguyễn Bá Sáng, sinh ngày 23/10/1981 đang thường trú tại 2 Lô J, đường 8, Khu dân cư Phú Mỹ, phường Phú Mỹ, quận 7, TP.HCM. Ông Sáng cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc, Tổng giám đốc, Thành viên Hội đồng quản trị của 14 công khác, nằm trong hệ sinh thái của An Gia Investment.

Ông Sáng tốt nghiệp cao đẳng, từ năm 2001 làm nhân viên môi giới bất động sản tại Công ty Cổ phần Nhà đất Đô Thị Mới. Năm 2007, ông Sáng là Trưởng phòng kinh doanh tại Công ty Môi giới Bất động sản An Gia. Từ 2008 đến nay, ông Sáng là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc An Gia Investment.

Ông Sáng đang sở hữu 358.800 cổ phiếu An Gia Investment, chiếm 0,47% vốn điều lệ. Ngoài ra, ông Sáng còn là người sở hữu đại diện 27 triệu cổ phần Công ty Cổ phần Quản lý và Đầu tư Trường Giang. Công ty Cổ phần Quản lý và Đầu tư Trường Giang là công ty gia đình của anh em nhà ông Sáng, khi ông Nguyễn Bá Sáng nắm 72,31% cổ phần, ông Nguyễn Trung Tín nắm 10,48% cổ phần, bà Nguyễn Quỳnh Giang nắm 9,9% cổ phần và Nguyễn Hương Giang nắm 5,15% cổ phần.

Trong gia đình ông Sáng, có 3 thành viên nắm một lượng nhỏ cổ phiếu tại An Gia Investment. Cụ thể, bà Hồ Thị Nguyệt Anh (vợ ông Sáng) nắm 74.750 cổ phần (0,099% vốn điều lệ). Hai người chị ruột của ông Sáng là bà Nguyễn Hương Giang nắm 74.750 cổ phần (0,099% vốn điều lệ) và bà Nguyễn Mai Giang nắm 44.850 cổ phần (0,06% vốn điều lệ).

Một người thân khác của ông Sáng ở An Gia Investment là ông Nguyễn Trung Tín, anh rể của ông Sáng. Ông Nguyễn Trung Tín là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc An Gia Investment. Ông Tín đang nắm 299.000 cổ phần (chiếm 0,39% vốn điều lệ) của An Gia Investment. Ông Tín là chồng của bà Nguyễn Hương Giang, chị ruột của ông Sáng.

Người thân của ông Nguyễn Bá Sáng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc An Gia Investment giữ nhiều vị trí quan trọng tại doanh nghiệp này.
Người thân của ông Nguyễn Bá Sáng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc An Gia Investment giữ nhiều vị trí quan trọng tại doanh nghiệp này.

Một người anh rể khác của ông Sáng là ông Nguyễn Thành Châu, sinh 20/8/1973. Ông Châu đang là Kế toán trưởng của An Gia Investment. Ông Châu không nắm bất cứ cổ phiếu nào ở An Gia Investment nhưng vợ ông Châu là bà Nguyễn Mai Giang đang có 44.850 cổ phần An Gia Investment, chiếm 0,064% vốn điều lệ.

Nhân vật “quyền lực” số 2 ở An Gia Investment là ông Masakazu Yamaguchi, Thành viên Hội đồng quản trị sinh ngày 3/8/1978, quốc tịch Nhật Bản. Ông Masakazu Yamaguchi đang nắm 299.017 cổ phần An Gia Investment (chiếm 0,4% vốn điều lệ). Ông Masakazu Yamaguchi là Trưởng đại diện Creed Group tại Việt Nam. Ông Masakazu Yamaguchi cũng là người đại diện phần vốn góp 524.776 cổ phần (chiếm 0,7% vốn điều lệ) cho Hourai tại An Gia Investment.

Creed Group có trụ sở ở thiên đường thuế British Virgin Islands

Như đã nói ở trên, Creed Group có trụ sở tại Morgan & Morgan Building, P.O. Box 958, Pasea Estate, Road Town, Tortola, British Virgin Islands. Quá trình “hóa Rồng” của An Gia Investment có phần đóng góp rất lớn của Creed Group.

Như vậy, Creed Group không phải là quỹ đầu tư đến từ Nhật Bản như An Gia Investment truyền thông từ trước đến nay mà đến từ thiên đường thuế British Virgin Islands. Đáng nói, rửa tiền, chuyển giá đều có đường dây mối nhợ với những đảo quốc thiên đường thuế.

Cụ thể, năm 2015, An Gia Investment ký kết hợp tác với Creed Group. Quỹ đầu tư có trụ sở tại thiên đường thuế British Virgin Islands cam kết rót 200 triệu USD thì tên tuổi An Gia Investment mới được định danh trên thị trường bất động sản

Theo thống kê mới đây của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch Đầu tư thì British Virgin Islands đứng ở vị trí thứ 5 các quốc gia và vũng lãnh thổ rót tiền đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký lên đến 16,03 tỷ USD, chỉ đứng sau Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore và đứng trên cả Mỹ và Malaysia.

British Virgin Islands, quần đảo Virgin thuộc Vương quốc Anh không phải là cái tên xa lạ gì khi nơi đây được mệnh danh là “thiên đường thuế”. Thiên đường thuế (tax haven) là khái niệm để chỉ những nơi có chính sách ưu đãi về thuế cho cá nhân trú tại đây, hay các doanh nghiệp đặt trụ sở ở những nơi này.

Creed Group có trụ sở tại thiên đường thuế British Virgin Islands ký kết hợp tác với An Gia Investment.
Creed Group có trụ sở tại thiên đường thuế British Virgin Islands ký kết hợp tác với An Gia Investment.

Theo đó, ở thiên đường thuế có chính sách bảo mật tốt về các thông tin tài sản của cá nhân hay doanh nghiệp (giống chính sách của ngân hàng Thụy Sĩ), ưu đãi về mức thuế suất thu trên lợi nhuận thấp. Đồng thời những nơi này cũng có các thủ tục thành lập doanh nghiệp dễ dàng. Chi phí để thành lập và duy trì các hoạt động của những doanh nghiệp đặt trụ sở tại đây cũng thấp hơn các nơi khác.

Chính vì những chính sách trên, nhiều công ty nước ngoài ồ ạt đầu tư, rót vốn vào các thiên đường thuế này. Khi đặt trụ sở tại đây, họ tránh được mức thuế cao trong nước và sử dụng nguồn vốn của mình để đầu tư ngược về trong nước với tư cách là nhà đầu tư ở nước ngoài rót vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào các dự án trong nước (như ở Việt Nam).

Một trong những thủ đoạn chính doanh nghiệp áp dụng để tránh thuế là phương thức được biết đến với tên gọi chuyển giá. Theo luật lệ quốc tế, những giao dịch giữa các công ty con phải được định giá giống như đây là những giao dịch do các bên không có quan hệ gì với nhau thực hiện. 

Mặc dù vậy, trong thực tế giá cả sẽ được điều chỉnh nhằm chuyển lợi nhuận đến các quốc gia đánh thuế thấp, còn chi phí được chuyển sang các nước đánh thuế cao. Giao dịch càng phức tạp thì việc chuyển giá này càng dễ thực hiện. Nhiều công ty con đặt tại các thiên đường thuế chỉ là những công ty hình thức tồn tại để nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ rồi tính phí sử dụng bản quyền đối với các công ty khác của Tập đoàn mẹ hoặc cung cấp các dịch vụ khác với giá cao hơn giá thị trường. 

Chuyển giá (thật ra là định giá sai) thỉnh thoảng còn được sử dụng để đẩy chi phí về các nước có chính sách trợ giá hấp dẫn. Đây là mánh lới chính trong chiến lược thuế của các tập đoàn đa quốc gia.

Ví dụ, một công ty A ở Việt Nam kê mua hợp đồng một tàu thủy cho một đối tác B cũng tại Việt Nam với mức giá 1 tỷ đồng. Chiếc tàu thủy này được chính công ty con của công ty A đặt tại British Virgin Islands là C làm nơi cung cấp.

Cả A và C thông đồng với nhau (vì chung công ty) kê khống giá con tàu là 1 tỷ đồng trong hợp đồng cung cấp với đối tác B. Trong khi giá trị thực của con tàu chỉ có 500 triệu đồng. Như vậy A lời 500 triệu đồng. Số tiền này được chuyển qua công ty C ở BVI thông qua tiền thanh toán hợp đồng.

Tại British Virgin Islands, vì lợi nhuận không bị đánh thuế, nên nghiễm nhiên 500 triệu đồng tiền lời này C được hưởng trọn. Vì lợi nhuận này của C (công ty con của A) đặt ở BVI nên cơ quan chức năng tại Việt Nam không thể đánh thuế, trong khi thực chất A và C đều cùng 1 công ty. Dựa trên mô hình này, các Tập đoàn đa quốc gia lời khủng.

  Cảng Tortola trên thiên đường thuế British Virgin Islands Đáng nói, rửa tiền, chuyển giá đều có đường dây mối nhợ với những đảo quốc thiên đường thuế.

Cảng Tortola trên thiên đường thuế British Virgin Islands Đáng nói, rửa tiền, chuyển giá đều có đường dây mối nhợ với những đảo quốc thiên đường thuế.

British Virgin Islands có dân số khoảng 28.000 người, nhưng hiện tại đây đã có khoảng 850.000 doanh nghiệp toàn cầu “đóng đô” trụ sở đăng ký tại đây để rót vốn FDI đến mọi nơi trên thế giới. Điều gì khiến British Virgin Islands hấp dẫn như thế? Đó là nhờ cơ chế báo cáo lợi nhuận của các công ty ở đây rất thông thoáng, hầu như gần 100% các loại thuế được bãi bỏ.

Những Tập đoàn có lợi nhuận khủng lên đến hàng tỷ USD từ tiền đầu tư ra nước ngoài cũng không cần khai báo với chính quyền nơi đây. Điều này đồng nghĩa họ không bị đánh thuế trên lợi nhuận ở British Virgin Islands như các nơi khác có mức thuế đóng cao. Tại đây doanh nghiệp được tự ý thành lập không cần khai báo chủ sở hữu, không cần có vốn pháp định. Tất cả được “tự do” đến mức dường như không có luật lệ.

Dễ thành lập, dễ duy trì hoạt động với chi phí vận hành thấp, dường như không đóng thuế lại được bảo mật thông tin cao, không ngạc nhiên khi British Virgin Islands trở thành nơi hàng loạt doanh nghiệp, cá nhân chuyển tài sản đến đây với các ý đồ bất minh như rửa tiền, chuyển giá, trốn thuế, lập quỹ đen mà vụ “hồ sơ Panama” chỉ khui ra được một “phần nổi” của cả một “tảng băng chìm”.

Theo một ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), chuyển dịch lợi nhuận của doanh nghiệp đến những nơi có thuế bằng 0 làm các nước mất đi chừng 600 tỷ USD tiền thuế. Dưới áp lực của Liên hiệp châu Âu (EU) đòi British Virgin Islands thay đổi luật lệ để ngăn ngừa doanh nghiệp trốn thuế, British Virgin Islands vừa có quy định có hiệu lực từ năm nay buộc doanh nghiệp đăng ký là pháp nhân đóng thuế của British Virgin Islands phải có sự hiện diện nhất định tại British Virgin Islands dưới hình thức văn phòng, nhân viên và có chi phí.

An Gia Investment lên sàn với giá 25.000 đồng/cổ phiếu: Định giá quá cao? (bài 3)

So với các doanh nghiệp cùng ngành, hiệu quả kinh doanh của An Gia Investment, quỹ đất, tiềm năng sinh lời thấp hơn nhưng định giá cổ phiếu lại cao hơn nhiều.

TRÀ GIANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement