Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ấn Độ - Việt Nam cạnh tranh khốc liệt trên thị trường điều thế giới

Nguyên nhân chính khiến ngành điều Ấn Độ lâm vào khủng hoảng là do sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường điều thế giới, đặc biệt với Việt Nam

Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ đã ra Thông báo số 8/2015-2020 về việc điều chỉnh, sửa đổi điều kiện nhập khẩu đối với mặt hàng hạt điều (gồm cả hạt điều vỡ và hạt điều nguyên)

Cụ thể tăng giá nhập khẩu tối thiểu (MIP) đối với mặt hàng hạt điều nhân, vỡ (Mã HS code: 08013210) từ mức giá CIF, 288 rupi/kg hiện nay lên mức giá CIF, 680 rupi/kg (tăng gấp 2,4 lần).

Tăng giá giá nhập khẩu tối thiểu đối với mặt hàng hạt điều nhân, nguyên (Mã HS Code: 08013220) từ mức giá CIF, 400 rupi/kg lên mức giá CIF, 720 rupi/kg (tăng 1,8 lần). Tất cả các trường hợp nhập khẩu với mức giá dưới mức giá nhập khẩu tối thiểu nêu trên đều bị cấm.

Bộ Tài chính Ấn Độ đã công bố Dự thảo Ngân sách năm 2019-2020 mới. Trong số các chính sách mới, Bộ Tài chính Ấn Độ đã quyết định tăng thuế nhập khẩu cơ bản (BCD) đối với hạt điều nhân (kể từ ngày 06/7/2019) từ mức 45% hiện nay lên 70%.

Cụ thể: Hạt điều nhân, vỡ (cashew – kernels, broken, HS code 08013210) hiện có mức thuế nhập khẩu là 60 rupi/kg hoặc 45% tùy theo cách tính nào cao hơn, sẽ được nâng lên thành 70% (chỉ có duy nhất một cách tính thuế, không qui định cách tính số tiền/kg).

Hạt điều nhân, nguyên (cashew – kernels, whole, HS 08013220) và hạt điêu nhân khác (other -cashew – kernel, HS code 08013290) hiện có mức thuế nhập khẩu là 75 rupi/kg hoặc 45% tùy theo cách tính nào cao hơn, sẽ được nâng lên thành 70%.

Ấn Độ - Việt Nam cạnh tranh khốc liệt trên thị trường điều thế giới
Ấn Độ - Việt Nam cạnh tranh khốc liệt trên thị trường điều thế giới

Trước quyết định nêu trên, Hội đồng Xúc tiếnXuất khẩu Điều Ấn Độ (CEPCI) tuyên bố hoanh nghênh quyết định trên của Chính phủ Ấn Độ, cho rằng đây là bước đi đúng đắn, cần thiết để hỗ trợ cho ngành điều nước này vốn đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng.

Tuy nhiên, Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu Điều Ấn Độ vẫn tiếp tục đề nghị chính phủ xem xét ban hành lệnh cấm nhập đối với hạt điều rang, hạt điều bán thành phẩm và vỏ điều; giảm thuế nhập khẩu điều nguyên liệu về mức 0%.

Tổ chức này cho rằng, ngành công nghiệp điều Ấn Độ đang phụ thuộc rất lớn vào điều nguyên liệu nhập khẩu, do đó việc áp thuế nhập khẩu đối với điều nguyên liệu (hiện ở mức 2,5%) làm cho các nhà chế biến điều Ấn Độ mất lợi thế cạnh tranh so với các nước khác trong khu vực khi thu mua điều nguyên từ nước ngoài (chủ yếu từ châu Phi) về để chế biến xuất khẩu.

Ngoài ra, Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu Điều Ấn Độ cho biết, một lượng lớn hạt điều thành phẩm và bán thành phẩm, hạt điều nhân vỡ, đã và đang được nhập khẩu vào Ấn Độ nhờ vào các “lỗ hổng trong các qui định hiện hành” và gian lận trong khai báo hải quan.

Việc này đang ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường điều nội địa cũng như các nhà sản xuất, chế biến điều trong nước. Hạt điều nhân nhập khẩu đi vào Ấn Độ thông qua 3 con đường: Một lượng lớn hạt điều nhân, nguyên được nhập khẩu vào Ấn Độ, núp dưới danh nghĩa là hạt điều rang, để hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi 0% theo một số Hiệp định Thương mại tự do mà Ấn Độ đã ký kết với các đối tác, trong đó có ASEAN.  

Ngoài ra, một lượng hạt điều nhân bán thành phẩm được nhập khẩu theo chương trình Ủy quyền/cấp phép trước (Advance Authorisation Scheme) đang được bán tại thị trường nội địa. Bên cạnh đó, một khối lượng hạt điều nhân, vỡ không nhỏ cũng thường xuyên được nhập khẩu vào Ấn Độ dưới danh nghĩa vỏ điều, sau khi chúng được trộn lẫn với vỏ trấu hạt điều. 

Ông RK Bhoodes, Chủ tịch CEPCI cho rằng: Hạt nhân chất lượng thấp, đang xâm nhập vào thị trường nội địa Ấn Độ bằng cách trốn một phần thuế hải quan.

Điều này đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất, chế biến điều xuất khẩu của Ấn Độ - vốn đang gặp nhiều khó khăn, nhiều nhà máy chế biến điều đã phá sản, đóng cửa. Các quốc gia như VN đang cung cấp 20-25% ưu đãi cho xuất khẩu hạt điều nhân thành phẩm và bán thành phẩm.

Do đó, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng chính sách của các nước này để xuất khẩu hạt điều nhân sang Ấn Độ, do có lợi thế về chi phí sản xuất thấp hơn khoảng 45% so với hạt điều nhân sản xuất tại Ấn Độ.

Ngoài ra, một lượng lớn hạt điều nhật đã xâm nhập thị trường Ấn Độ nhờ vào hoạt động gian lận trong khai báo hải quan (khai là hạt điều rang hoặc thức ăn chăn nuôi).

Ngoài ra, theo các Hiệp định FTA mà Ấn Độ đã ký với các đối tác, trong đó có ASEAN thì hạt điều rang và hạt điều đã được làm tăng giá trị gia tăng, được hưởng mức thuế nhập khẩu 0%. Lợi dụng chính sách này, khối lượng lớn hạt điều nhân, chủ yếu là hạt điều nhân vỡ, có chất lượng thấp, đã được nhập khẩu vào Ấn Độ dưới dạng khai báo hải quan là hạt điều rang.

Bên cạnh đó, việc nhập khẩu hạt điều kém chất lượng đã qua chế biến vào Ấn Độ để làm tăng giá trị gia tăng, sau đó lấy nguồn gốc xuất xứ Ấn Độ để tái xuất cũng đang được kích thích bởi nó cũng đang được hưởng chế độ ưu đãi xuất khẩu 5%.

Điều này đang gây ảnh hưởng lớn tới quá trình xây dựng thương hiệu và uy tín của sản phẩm điều Ấn Độ trên thị trường quốc tế.

Ông RK Bhoodes cũng cho biết Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu Điều Ấn Độ đã đề xuất một “gói khôi phục” ngành điều Ấn Độ, bao gồm cả các đề xuất mang tính chiến lược trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn và được thực hiện bởi cả chính quyền liên bang và chính quyền các bang.

Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu Điều Ấn Độ đã và đang tìm kiếm các biện pháp hỗ  trợ cả bằng tiền và phi tiền tệ cho “gói khôi phục” này từ các bộ như: Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phúc lợi nông dân.

Hiện nay, ngành điều đang hoạt động và hiện diện tại 17 bang của Ấn Độ, với hơn 3.000 doanh nghiệp chế biến điều, mang lại công ăn việc làm trực tiếp cho hơn 100.000 công nhân và hơn 50.000 nông dân và thương nhân ngành điều.

Tuy nhiên, 60% các nhà máy chế biến điều đã phải đóng cửa khi ngành điều nước này lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng. Vấn đề khủng hoảng về tài chính đã kiến hơn 70.000 lao động ngành điều mất việc làm.

Chỉ tính riêng tại Kerala (một trong những bang trồng điều lớn nhất Ấn Độ), hơn 700 nhà máy trên tổng số 793 nhà máy đăng ký, đã phải ngừng hoạt động và đóng cửa trong hơn 1 năm và 173 tài khoản của doanh nghiệp điều tại Keral bị các ngân hàng đóng băng và đưa vào diện nợ xấu. Trên phạm vi cả nước, hơn 250 doanh nghiệp chế biến điều mất khả năng thanh toán và bị ngan hàng đóng băng tài khoản.

Nguyên nhân chính khiến ngành điều lâm vào khủng hoảng là do: Sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường điều thế giới, đặc biệt với Việt Nam – nước có lợi thế về chi phí chế biến thấp hợn; quá trình tăng lương cho người lao động của chính phủ các bang khiến chi phí nhân công tăng lên;

Chính phủ liên bang đã giảm mức ưu đãi xuất khẩu đối với hạt điều từ mức 5% xuống còn 2%; áp thuế nhập khẩu hạt điều thô, điều nguyên liệu ở mức 5% từ năm 2016 (sau đó giảm xuống 2,5% từ 2/2018) khiến chi phí sản xuất tăng lên và sản phẩm điều Ấn Độ mất lợi thế cạnh tranh về giá trên thị trường quốc tế; Sự tăng đột biến của hạt điều nhân nhập khẩu đã ảnh hưởng lớn tới giá cả của thị trường điều nội địa.

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement