23/11/2021 06:37
Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia có nhiều thành phố ô nhiễm nhất thế giới
Những thành phố ô nhiễm nhất thế giới
Theo công ty theo dõi chất lượng không khí IQAir, vào năm 2020, Ấn Độ có 46 trong số 100 thành phố ô nhiễm nhất thế giới, tiếp theo là Trung Quốc (42), Pakistan (6), Bangladesh (4), Indonesia (1) và Thái Lan (1). Tất cả các thành phố này đều có xếp hạng chất lượng không khí PM2.5 trên 50%.
9 trong số 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới là ở Ấn Độ.
Hotan, thuộc khu tự trị Tân Cương nằm ở phía tây Trung Quốc, có chất lượng không khí trung bình “tệ” nhất trong năm 2020 khi vượt mức cho phép 110,2%.
Nồng độ hạt PM2.5, hạt vật chất gây hại cho phổi của con người ở New Delhi (Ấn Độ), cao gấp 34 lần mức cho phép được của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận. Khói bụi độc hại được tạo ra từ tình trạng ô nhiễm không khí, đặc biệt tồi tệ vào mùa Đông, khi mà các nông dân ở quốc gia đông dân thứ 2 thế giới đốt những gốc rạ còn sót lại trên các cánh đồng và đây được xem là thời điểm tồi tệ nhất trong năm.
Chất lượng không khí được đo như thế nào?
Chất lượng không khí được xác định bởi các mức độ ô nhiễm không khí được gây ra bởi các hạt vật chất có đường kính PM2.5, PM10, ôzôn, nitơ điôxít, lưu huỳnh điôxít và cacbon monoxit.
Vật chất hạt (PM) bao gồm các hạt nhỏ có tác động tiêu cực đến sức khỏe. Các PM có kích thước khác nhau, gây hại nhiều nhất là PM2.5 và PM10 - với đường kính lần lượt là nhỏ hơn 2,5 μm và 10 μm. Đường kính sợi tóc của con người là 50-70 μm.
Mức PM2.5 thấp hơn 12 μm được coi là tốt, 55-150 μm không tốt cho sức khỏe và 250 μm trở lên là nguy hiểm.
Nhiều người Ấn Độ chết vì ô nhiễm
Theo Lancet, năm 2019, 1,67 triệu ca tử vong ở Ấn Độ là do ô nhiễm không khí.
15 trong số 20 thành phố ô nhiễm nhất là ở Ấn Độ, chủ yếu ở phía Bắc. Ô nhiễm nhiều nhất là vào mùa thu và mùa đông, khi mà người dân đốt bỏ những phần còn lại trên các cánh đồng sau khi thu hoạch vụ mùa xong. Khí thải xe cộ, khói công nghiệp và việc đốt rác thải cũng góp phần làm tăng PM2.5 và các chất ô nhiễm khác.
Tháp sương mù là gì?
Một số thành phố ở Ấn Độ và Trung Quốc đã lắp đặt các tháp khói để giải quyết ô nhiễm không khí.
New Delhi đã lắp đặt hai chiếc sau khi có lệnh của Tòa án Tối cao Ấn Độ - một chiếc nằm trong khu vực mua sắm sầm uất.
40 quạt của tòa tháp cao 25 mét trị giá hơn 2 triệu USD sẽ hút không khí chứa đầy PM với tốc độ 1.000 mét khối mỗi giây thông qua các bộ lọc.
Tháp khói hoạt động trong bán kính một km và được cho là làm giảm 50% mức PM2.5. Nhưng câu hỏi vẫn còn là chúng thực sự hiệu quả?
Tác động đến sức khỏe của ô nhiễm không khí
Theo WHO, khoảng 7 triệu người chết hàng năm do ô nhiễm không khí. Hơn 90% dân số thế giới sống ở những khu vực có ô nhiễm khi chất lượng không khí vượt quá giới hạn của WHO.
Ô nhiễm không khí có liên quan đến một số bệnh tật bao gồm hen suyễn, tiểu đường và bệnh tim.
Advertisement