Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ấn Độ tuyên bố không tham gia Hiệp định RCEP

Vĩ mô

05/11/2019 12:05

Ấn Độ ngày 4/11 cho biết sẽ không tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), với lý do đảm bảo kê sinh nhai cho nông dân.

RCEP được kỳ vọng sẽ chiếm 30% GDP toàn cầu và một nửa dân số thế giới.

Nhưng Ấn Độ đã rút lui vì những lo ngại rằng các ngành công nghiệp nội địa sẽ bị ảnh hưởng khi hàng giá rẻ Trung Quốc tràn vào.

“Chúng tôi đã thông báo với các nước tham gia rằng chúng tôi sẽ không gia nhập RCEP”, Vijay Thakur Singh, nhà ngoại giao cấp cao phụ trách Đông Á trong Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết. “Chúng tôi đưa ra quyết định dựa vào tác động của hiệp định này lên người dân thường Ấn Độ và kế sinh nhai của họ, bao gồm những người nghèo nhất”, bà nói.

“Phiên bản hiện tại của hiệp định RCEP không phản ánh toàn bộ tinh thần cơ bản và nguyên tắc đã được đồng thuận của RCEP”, đài Prasar Bharati News Services dẫn lời Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

“Hiện tại các vấn đề và lo ngại của Ấn Độ chưa được giải quyết”, ông Modi nói. “Ấn Độ sẽ không thể tham gia Hiệp định RCEP”.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bắt tay với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong Hội nghị thượng đỉnh Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) lần thứ 3 tại Bangkok vào ngày 4/11/2019.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bắt tay với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong Hội nghị thượng đỉnh Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) lần thứ 3 tại Bangkok vào ngày 4/11/2019.

Ông Modi quyết định không tham gia Hiệp định nhằm bảo vệ giới nhân viên phục vụ và nông dân, một quan chức nói với các phóng viên ở New Delhi hôm 4/11. Nước này đã cố gắng thúc đẩy 15 quốc gia khác giải quyết mối lo ngại về thâm hụt và mở cửa thị trường cho các dịch vụ và đầu tư của Ấn Độ, vị quan chức nói.

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực là một thỏa thuận giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gồm 10 thành viên và 6 đối tác thương mại lớn bao gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand. Các cuộc đàm phán cho hiệp định thương mại đã bắt đầu vào năm 2013 và việc Ấn Độ miễn cưỡng mở cửa thị trường là một trong những trở ngại lớn theo thời gian.

Ấn Độ rời khỏi thỏa thuận đã loại bỏ trở ngại lớn nhất đối với một Hiệp định có quy mô khoảng một phần ba nền kinh tế toàn cầu. Trước thềm các cuộc họp ở Bangkok, nơi các nhà lãnh đạo châu Á hy vọng sẽ tuyên bố một bước đột phá, Ấn Độ đã đưa thêm những yêu cầu vào phút cuối, khiến các nước khác khó chịu. Việc này là do làn sóng phản đối Hiệp định ở Ấn Độ, với lo ngại nước này sẽ bị ngập trong hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc.

Theo ông Amitendu Palit, Chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Viện nghiên cứu Nam Á (Đại học Quốc gia Singapore), Ấn Độ rút khỏi RCEP vì 2 lý do chủ yếu.

Thứ nhất, chính phủ ông Modi nhận ra rằng, nếu đồng ý gia nhập RCEP, họ có thể khiến lực lượng cử tri chính yếu là các ngành công nghiệp nhỏ và chủ cửa hàng cảm thấy bị bỏ rơi. Thứ hai, nhu cầu cốt lõi của nước này là sớm được cắt giảm thuế quan và mở cửa thị trường cho những ngành thế mạnh không được đáp ứng.

"Vì vậy, cuối cùng, vì bảo vệ lợi ích trong nước nên Ấn Độ từ chối gia nhập Hiệp định. Tuy nhiên, thỏa thuận RCEP vẫn chưa hoàn tất vì hiện tại chỉ mới kết thúc các đàm phán. Cánh cửa để Ấn Độ gia nhập chưa khép lại", ông nói.

Trung Quốc đã tìm cách đẩy nhanh thỏa thuận khi nước này phải đối mặt với tăng trưởng chậm lại từ cuộc chiến thương mại với Mỹ. RCEP sẽ hợp nhất các nền kinh tế châu Á với Trung Quốc, trong khi chính quyền Trump thì kêu gọi các quốc gia châu Á tránh xa các khoản vay cơ sở hạ tầng của Trung Quốc và công nghệ 5G.

Mỹ luôn tìm cách hạ thấp tầm quan trọng của RCEP. Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho rằng Hiệp định này "không có nhiều thỏa thuận". "Nó không phải là một thỏa thuận thương mại tự do hay như TPP. Nó cũng không giống như các thỏa thuận riêng của chúng ta với Nhật Bản hay Hàn Quốc", ông Wilbur Ross bình luận với Bloomberg.

Trung Quốc nói rằng 15 quốc gia còn lại đã quyết định tiếp tục tiến tới và Ấn Độ được hoan nghênh tham gia RCEP bất cứ khi nào sẵn sàng.

"Sẽ không có vấn đề gì đối với 15 quốc gia để ký kết RCEP vào năm tới", Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành nói với các phóng viên ở Bangkok. "Chúng tôi đang cởi mở, bất cứ khi nào Ấn Độ sẵn sàng, họ sẽ được chào đón gia nhập", ông tuyên bố.

Các nước RCEP cho biết trong một tuyên bố chung hôm qua rằng tất cả sẽ làm việc để giải quyết các vấn đề nổi cộm một cách thỏa đáng với nhau.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement