Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

AmInvestment dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu chưa khôi phục

Theo TTXVN, Trung tâm nghiên cứu AmInvesment Bank (Malaysia) ngày 16/4 công bố báo cáo nghiên cứu nhận định nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ không đạt mức tiêu thụ như ở thời điểm trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát cho đến năm 2022, trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.

AmInvestment trích dẫn Cập nhật đánh giá tình hình dịch bệnh COVID-19 tháng 4 và triển vọng thị trường của Rystad Energy, công ty nghiên cứu năng lượng và phân tích kinh tế độc lập có trụ sở tại Na Uy cho hay trong năm 2021, khả năng miễn dịch cộng đồng khó có thể đạt được trên toàn cầu. 

Theo AmInvestment, cho đến nay, chỉ có Đông Á, như Trung Quốc, đã ngăn chặn được phần lớn sự lây lan của virus trong khi nhiều làn sóng dịch bệnh tiếp tục bùng phát tại Mỹ, Liên minh châu Âu và Mỹ Latinh. 

dau-mo-170421.jpg
Giàn khoan dầu của Nga trên Biển Caspi. Ảnh: AFP/TTXVN

Báo cáo chỉ ra, hoạt động nội địa tại các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) có thể sẽ đạt gần 100% vào nửa cuối năm 2021 bất chấp việc đi lại quốc tế chưa được bình thường hóa hoàn toàn cho đến khi quá trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 được triển khai đầy đủ vào năm 2023.

Tổ chức nghiên cứu này cũng cho hay, các công nghệ và hành vi mới sẽ thay đổi cấu trúc tiêu thụ năng lượng mà minh chứng rõ rệt là sự sụt giảm của hoạt động du lịch. Sau khi nhu cầu dầu toàn cầu giảm mạnh 20 triệu thùng/ngày vào tháng 4/2020, khoảng cách thu hẹp xuống còn 5,7 triệu thùng/ngày vào tháng 3/2021.

AmInvestment dự báo khu vực Đông Á sẽ có sự phục hồi nhanh nhất trong khi phần còn lại của thế giới sẽ phải vật lộn với tốc độ tăng trưởng chậm hơn. Tổ chức này cho hay, tại Trung Quốc, nhu cầu nhiên liệu đường bộ và hàng không đã gần như tăng trở lại mức tiêu thụ trong năm 2019 khi du lịch nội địa tăng tới 30% bất chấp các chuyến bay quốc tế giảm 60%.

Tại Mỹ các hoạt động giao thông đường bộ và hàng không cũng có sự cải thiện trong khi ngành hàng không tại châu Âu vẫn chỉ ở mức 60% so với năm 2019.

MẠNH TUÂN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement