Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Air Asia lĩnh hậu quả khi Trung Quốc trả đũa Malaysia

Doanh nghiệp

31/08/2018 08:36

Thương vụ xây dựng trung tâm hàng không lớn ở Trung Quốc của hãng hàng không giá rẻ Air Asia với sự hỗ trợ của chính phủ Malaysia cũ bị đổ bể, theo thông báo mới nhất của hãng này.

Theo dự định của Air Asia, vốn đầu tư của trung tam này ước tính 100 triệu USD đặt ở sân bay quốc tế Tân Trịnh, thành phố Trịnh Châu, thủ phủ tỉnh Hà Nam với các chức năng đào tạo bay, bảo dưỡng sửa chữa máy bay từng được hãng hàng không từ Malaysia này xem như “mảnh ghép cuối cùng” cho sự hiện diện của họ ở châu Á.

Air Asia đã ký biên bản ghi nhớ với tỉnh Hà Nam và công ty đầu tư tài chính Everbright Financial Investment Holding (thuộc tập đoàn sở hữu nhà nước China Everbright Group) để thành lập Air Asia China vào tháng 5/2017 với sự chứng kiến của cựu thủ tướng Malaysia lúc đó là Najib Razak nhân dịp ông dự một hội thảo về sáng kiến “Một vành đai, một con đường” ở Bắc Kinh.

Dự án xây dựng trung tâm hàng không lớn ở Trung Quốc của hãng hàng không giá rẻ Air Asia với sự hỗ trợ của chính phủ Malaysia cũ đã bị đổ bể.
Dự án xây dựng trung tâm hàng không lớn ở Trung Quốc của hãng hàng không giá rẻ Air Asia với sự hỗ trợ của chính phủ Malaysia cũ đã bị đổ bể.

Air Asia không đưa ra lý do cụ thể cho việc dự án bị đổ bể, nhưng những người trong cuộc đều hiểu rằng đây là động thái trả đũa của phía Trung Quốc sau khi tân thủ tướng Malaysia, ông Mahathir Mohamad hủy bỏ các dự án xây dựng hạ tầng trị giá 20 tỉ USD ở Malaysia với tiền cho vay từ Trung Quốc. Các dự án hạ tầng này đều được ký kết dưới thời cựu thủ tướng Razak, người đang bị cáo buộc tham nhũng và tham gia rửa tiền.

Thị trường nội địa Trung Quốc luôn nằm trong tầm ngắm của Air Asia vì nhu cầu máy bay giá rẻ ở đó rất cao. Người Trung Quốc có lúc đóng góp đến 40% doanh thu cho Air Asia mặc dù các thành phố ở Trung Quốc chỉ chiếm 15% trong tổng số điểm đến của Air Asia. 

Air Asia công bố lợi nhuận ròng của họ trong quý 2 (tháng 4-6) năm nay tăng 147% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức 361,8 triệu ringgit (88 triệu USD). Trong khi đó doanh thu tăng 10% lên 2,62 tỉ ringgit còn số lượng hành khách tăng 13% lên 10,8 triệu lượt và lượng lấp đầy ghế máy bay đạt 86%. 

Tuy các báo cáo tài chính khả quan nhưng việc dự án ở Trung Quốc bị đổ bể khiến triển vọng lâu dài của Air Asia bị ảnh hưởng.

Trong ngắn hạn, dù nhu cầu khách đi vẫn mạnh nhưng Air Asia sẽ phải chịu những “cơn gió ngược” không dễ chịu khi giá xăng tăng và các đồng tiền trong khu vực Đông Nam Á đang suy yếu.

THÁI HÀ
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement