Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ai lao theo cơn sốt rau hữu cơ?...

Tiêu dùng

18/12/2016 09:38

Sau nỗi sợ hãi các loại rau được trồng trọt và chế biến theo nhiều cách khủng khiếp, thị trường thực phẩm bắt đầu lên cơn sốt rau hữu cơ....

Ảnh minh họa

Những mỹ từ hay ho nhất được người bán hàng gắn vào rau hữu cơ một cách hào hứng, nhưng không dễ gì kiểm chứng chất lượng thật sự. Những phát ngôn hùng hồn với nhiều chữ “không” như không phân bón hóa học, không thuốc bảo vệ thực vật, không chất kích thích, chất bảo quản và không biến đổi gen... đã khiến giá rau hữu cơ được đẩy lên cao ngất ngưởng. Người tiêu dùng muốn tiếp cận với rau hữu cơ phải đắn đo túi tiền của từng gia đình! Rau hữu cơ cần phải được hiểu cụ thể như thế nào? Trước hết, phải rành mạch về khái niệm thực phẩm hữu cơ thực vật là rau củ quả được trồng tự nhiên, tưới bón bằng phân thiên nhiên chứ không dùng một loại hóa chất bảo vệ thực vật hay phân bón hóa học nào. Phân thiên nhiên lấy từ phân xác động vật, phân trộn từ các cây cỏ mục nát. Diệt trừ sâu bọ bằng thiên địch hoặc các biện pháp sinh học khác. Thị trường thực phẩm hữu cơ thực vật vẫn trong tình trạng bát nháo. Những tên gọi và những nhãn mác cứ tít mù như thể đánh đố người tiêu dùng. Do đó, rạch ròi ba loại rau đang bày bán rất cần thiết! Thứ nhất: Rau bình thường.Không kiểm soát được phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và chất kích thích sinh trưởng. Tất nhiên, giá khá rẻ. Thứ hai: Rau an toàn.Sử dụng mức độ và liều lượng cho phép phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và chất kích thích sinh trưởng. Giá cao hơn rau bình thường, tùy mô hình chợ truyền thống hoặc siêu thị. Thứ ba: Rau hữu cơ.Không sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và chất kích thích sinh trưởng. Giá đắt “khét lẹt”! Để tìm được rau hữu cơ, có thể dựa vào những ký hiệu nào? Có một số cách ghi nhãn mác theo tiêu thực phẩm hữu cơ quốc tế: - Nhãn100% Organicchỉ các thực phẩm không chứa một tí chất thêm nào; - NhãnOrganiclà cho thực phẩm có trên 95% chất organic; - NhãnMade with Organic Ingredientschỉ món hàng có ít nhất 70% thành phần hữu cơ không được có một chút sulfites nào; - NhãnSome organic ingredientskhi có dưới 70% thành phần hữu cơ. Lưu ý, nhà sản xuất không được quảng cáo Organic nếu họ dùng hóa chất trong 3 năm trước khi thu hoạch. Khảo sát một số cửa hàng thực phẩm hữu cơ trên thị trường có thể thấy giá các loại rau hữu cơ dao động ở mức 28.000-32.000 đồng/kg với đủ loại phong phú từ rau lang, rau muống, mồng tơi, rau sam... Các loại củ quả giá cao hơn, dao động trong khoảng 30-35.000 đồng/ kg. Cao hơn nữa là các loại như rau ngót có giá từ 50-60.000 đồng/kg, rau chùm ngây có giá dao động trong khoảng 100-110.000 đồng/kg....

Ảnh minh họa

Tiền nào của nấy. Câu nói ấy đang mang đầy vẻ giễu cợt những người tiêu dùng thông minh. Bởi lẽ, rau hữu cơ chỉ lên ngôi khi thị trường rau mất kiểm soát, để những kẻ cơ hội làm ăn kiểu chụp giựt! Hiện nay ở nước ta mới chỉ có vài thương hiệu hữu cơ được chứng nhận quốc tế như: Hoasua Foods, Organik, Organica... cho các sản phẩm rau củ quả, thủy sản, gạo nhưng thị trường rất nhiều nơi rao bán thực phẩm hữu cơ theo kiểu... tự vỗ ngực xưng danh. Một khi không có bất kỳ loại giấy tờ chứng nhận nào, người tiêu dùng rút ví ra mua rau hữu cơ chủ yếu chỉ dựa vào lòng tin dành cho người bán hàng. Ông Võ Minh Khải, Tổng Giám đốc Công ty CP Viễn Phú (thương hiệu Hoasua Foods có chứng nhận hữu cơ quốc tế), cho biết thị trường rau hữu cơ đang “vàng thau lẫn lộn” nên công ty ông chỉ bán trực tiếp, không bán qua đại lý để tránh bị giả mạo. Còn bà Trần Thanh Hà, đại diện Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Great Việt Nam (thương hiệu Rau sạch vườn của mẹ), cho biết hiện đang cung cấp nhiều loại rau quả trồng theo phương thức hữu cơ nhưng “chưa đến lúc” theo đuổi chứng nhận quốc tế vì chi phí quá cao, giá thành cao, càng thu hẹp lượng khách hàng. “Nếu tính thang điểm 10 cho rau quả hữu cơ chứng nhận EU, Mỹ thì hiện cách sản xuất chúng tôi đang thực hiện cũng được 6,5 điểm trong khi các chuẩn GAP (dùng hóa chất có kiểm soát) đánh giá chỉ được 5 điểm”. Bỏ tiền mua rau hữu cơ, chắc gì đã chọn đúng rau hữu cơ? Băn khoăn ấy có thật, và cũng là một thách thức cho những nhà quản lý thị trường. Bằng kinh nghiệm tiêu dùng, rau hữu cơ thường xấu mã, có lá dày, phiến lá ngắn và cân đối, dùng tay sờ vào có thể cảm nhận độ cứng của lá, nhìn kỹ một chút sẽ thấy các bộ phận phát triển rất cân đối, không có dấu hiệu thân cây mập. Thân rắn chắc chứ không bóng mượt, rau để ngoài nhiệt độ thường sẽ lâu héo. Khi nấu lên, rau hữu cơ ăn giòn, có vị ngọt, mùi đậm đà, tự nhiên hơn do khả năng tích lũy dinh dưỡng trong một thời gian đủ dài. Rau hữu cơ được nhiều chuyên gia về môi trường và dinh dưỡng đánh giá cao, là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, vì lợi nhuận nên nhiều cơ sở sản xuất đã chà trộn rau hữu cơ với các loại rau thông thường khi bán ra thị trường! Cách phân biệt rau hữu cơ với các loại rau khác: Đa phần các loại rau hữu cơ đều có màu xanh hơi vàng (xanh hữu cơ, xanh trung thực với bảng màu chuẩn đối với màu lá từng loại rau), nó không xanh đậm như các loại rau trồng bằng phân bón hóa học (đặc biệt là sử dụng phân bón lá hóa học, lá có màu xanh đậm), màu xanh đậm như là màu xanh dư đạm, màu xanh đậm chỉ thu hút sâu bệnh gây hại cho cây và gây hại sức khỏe người sử dụng. Rau hữu cơ để ngoài nhiệt độ thường sẽ lâu héo.Đặc biệt là, rau hữu cơ thường được nhận xét rất cảm tính là “ngon và tự nhiên” hơn. Tại Nhật Bản những phụ nữ trẻ có con nhỏ là khách hàng chính tin dùng hoàn toàn vào thực phẩm hữu cơ. Còn tại Thái Lan, thực phẩm hữu cơ thường được bán tại các cửa hàng/ siêu thị hàng hiệu và rất đông người Nhật Bản, châu Âu, Mỹ và cả người Thái giàu có là khách hàng thường xuyên của dòng thực phẩm chất lượng cao này. Do giá thành cao và mới xuất hiện trên thị trường nên người tiêu dùng Việt Nam cần có thêm thời gian để tìm hiểu về dòng thực phẩm an toàn, bổ dưỡng này. Theo quan sát cho thấy, nhiều khách hàng thường có cảm giác rau hữu cơ có vị đậm hơn các loại rau khác sau một thời gian sử dụng và đo lường vị giác. Tuy nhiên, để đảm bảo giá trị đích thực của rau hữu cơ là một bài toán nan giải không chỉ với người tiêu dùng mà còn với các cơ quan quản lý nông sản!...

Theo TIẾN TUẤN (Nông Nghiệp Việt Nam)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement