Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ai bồi thường cho nạn nhân bị ngộ độc pate Minh Chay?

Chính sách - Hạ tầng

03/09/2020 08:13

Luật sư cho rằng Công ty TNHH Hai Thành viên Lối Sống Mới phải bồi thường cho các nạn nhân bị ngộ độc do sử dụng pate Minh Chay.

Liên quan vụ nhiều nạn nhân bị ngộ độc do dùng sản phẩm pate Minh Chay, ngày 1/9, Cục An toàn thực phẩm (ATTP) của Bộ Y tế đã đề nghị Công an TP Hà Nội điều tra, xác minh và xử lý.

Theo Bệnh viện Bạch Mai, thuốc giải độc có giá 8.000 USD (tương đương 190 triệu đồng) mỗi liều.

Công ty sản xuất pate phải bồi thường

Trước nhiều ý kiến thắc mắc về việc ai phải bồi thường cho các bệnh nhân đang điều trị, luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng văn phòng Luật Chính Pháp) chỉ ra một số căn cứ pháp lý.

Theo luật sư, Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định người tiêu dùng có quyền được bảo đảm tính mạng, sức khỏe khi giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp.

Sản phẩm pate Minh Chay bị dừng sản xuất. Ảnh: Minhchay.com
Sản phẩm pate Minh Chay bị dừng sản xuất. Ảnh: Minhchay.com

Tiếp đó, Luật An toàn thực phẩm năm 2010 ràng buộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm trong việc bảo đảm ATTP cho người tiêu dùng.

Luật sư phân tích Điều 53 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định tổ chức, cá nhân cung cấp thực phẩm mà gây ngộ độc, thì phải chịu toàn bộ chi phí điều trị cho người bị ngộ độc.

"Tổ chức, cá nhân ở trên còn phải bồi thường thiệt hại về dân sự cho người bệnh theo quy định", ông Cường nhấn mạnh.

Lý giải về các chi phí phải bồi thường, luật sư dẫn Điều 590 Bộ luật Dân sự. Cụ thể, tổ chức hay cá nhân cung cấp thực phẩm gây ngộ độc phải bồi thường chi phí cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe của người bị ngộ độc.

Ngoài ra, nạn nhân còn được đền bù khoản thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút do phải đi điều trị ngộ độc và phí tổn thất tinh thần. Nếu thu nhập không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại.

Đáng chú ý, luật sư Cường nhấn mạnh Bộ luật Dân sự cũng quy định bên gây thiệt hại phải bồi thường thêm phần chi phí và phần thu nhập bị mất của người nhà đến chăm sóc bệnh nhân.

Ngoài các khoản bồi thường, tổ chức hay cá nhân cung cấp thực phẩm còn phải nộp phạt theo chế tài của cơ quan quản lý Nhà nước về ATTP.

Cơ quan quản lý có chịu trách nhiệm?

Cùng theo dõi vụ ngộ độc liên quan sản phẩm pate Minh Chay, luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch) phân tích theo Nghị định 115/2018 của Chính phủ, bên gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm có thể bị phạt đến 100 triệu đồng đối với cá nhân, 200 triệu đồng đối với tổ chức sản xuất, cung cấp, bán thực phẩm không đáp ứng quy định về ATTP.

Bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn pate Minh Chay. Ảnh: BVCC.
Bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn pate Minh Chay. Ảnh: BVCC.

Về hình sự, Điều 317 Bộ luật Hình sự quy định các mức xử phạt về tội Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Tùy tính chất, mức độ mà người phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đồng, phạt tù thấp nhất 1 năm, cao nhất là 20 năm.

Đánh giá vụ ngộ độc hàng loạt liên quan việc sử dụng sản phẩm pate Minh Chay là nghiêm trọng, luật sư cũng đề cập đến trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước về ATTP.

Theo luật sư, Luật An toàn vệ sinh thực phẩm 2010 nêu rõ Sở Y tế, Sở Công Thương và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đều phải có trách nhiệm quản lý an toàn trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm.

"Tuy nhiên, pháp luật lại không quy định trong trường hợp những cơ quan này không hoàn thành trách nhiệm của mình thì bị xử lý ra sao", luật sư Tuấn Anh nói.

Do đó, tại buổi giao ban báo chí của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chiều 1/9, cả 3 sở Công Thương, Nông nghiệp và Y tế Hà Nội đã phủ nhận trách nhiệm quản lý chính dù cơ sở sản xuất pate Minh Chay nằm trên địa bàn.

Theo luật sư, trong vụ việc này, điều mà các cơ quan quản lý Nhà nước về ATTP cần làm là phối hợp với gia đình các nạn nhân và đơn vị liên quan để tìm ra nguyên nhân, xử lý nghiêm hành vi dẫn đến hậu quả không mong muốn này.

Từ ngày 13/7, Bộ Y tế ghi nhận 9 ca bệnh có triệu chứng mệt mỏi, sụp mí, liệt cơ, khó thở sau khi sử dụng pate Minh Chay ở một số địa phương. Đại diện Công ty TNHH Hai thành viên Lối Sống Mới đã gửi tin nhắn thu hồi sản phẩm và xin lỗi khách hàng.

Ngày 29/8, Cục An toàn thực phẩm có thông báo khẩn về việc sản phẩm pate Minh Chay có chứa vi khuẩn Clostridium botulinum type B mang độc lực rất mạnh, ảnh hưởng nặng đến sức khỏe, kéo dài và dễ gây tử vong.

Bộ Y tế khuyến cáo người tiêu dùng tạm thời không mua, sử dụng các sản phẩm của công ty này.

HOÀNG LAM
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement