23/01/2017 11:16
Agribank: Sẵn sàng cổ phần hóa khi có chỉ đạo của Chính phủ
Sau tái cơ cấu toàn diện, bước sang giai đoạn phát triển mới, Agribank xác định năm 2017 có ý nghĩa quan trọng trong lộ trình thực hiện Đề án chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016 - 2020.
Vàtầm nhìn đến năm 2030 và chuẩn bị cho cổ phần hóa khi đủ điều kiện, theo chỉ đạo của Chính phủ.
Agribank cho biết, giai đoạn tới,ngân hàngsẽ tiếp tục củng cố nền tảngtài chính, quản trị, tăng trưởng quy mô hoạt động gắn với nâng cao chất lượng quản trị rủi ro, đảm bảo hiệu quả, an toàn hoạt động, giữ vững vai trò chủ lực trên thị trường tài chính, tín dụng nông nghiệp - nông thôn.
Theo đó, một số chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh cơ bản năm 2017 được Ban lãnh đạo thông qua là nguồn vốn và dư nợ tín dụng tăng trưởng từ 14 -18%; tỷ trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn khoảng 70%; thu dịch vụ tăng 20%; lợi nhuận tăng tối thiểu 10%...
Agribank là Ngân hàng do Nhà nước sở hữu 100% vốn, việc tăng vốn điều lệ phụ thuộc vào Ngân sách Nhà nước, nhưng trong điều kiện khó khăn cân đối ngân sách, đây là “bài toán” khó giải quyết.
Thực tế cho thấy, trước đây, Agribank là ngân hàng dẫn đầu về vốn điều lệ trong toàn ngành, tuy nhiên, sau khi các ngân hàng khác cổ phần hóa thì Agribank lại tụt xuống đứng hàng cuối trong 4 ngân hàng thương mại nhà nước.
Điều này ảnh hưởng đến việc tuân thủ các tỷ lệ an toàn hoạt động, kết quả xếp hạng, khả năng huy động vốn từ các quỹ trong, ngoài nước và triển khai các hoạt động kinh doanh khác năng động, hiệu quả hơn.
Để nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định của pháp luật và hướng tới các thông lệ quốc tế, Agribank đang trình Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Chính phủ phê duyệt đề án tăng vốn điều lệ và xây dựng phương án cổ phần hoá trong giai đoạn 2017-2020, phù hợp với Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong thời gian chờ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, chỉ đạo, Agribank đã và đang tập trung mọi nguồn lực để triển khai thực hiện Đề án Chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với một số nhiệm vụ chủ yếu chính.
Một là, tập trung giải quyết dứt điểm những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc. Khẩn trương xử lý thu hồi các khoản nợ xấu đã được giải quyết trong các năm trước, đảm bảo lành mạnh, công khai, minh bạch hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Hai là, triển khai phương án kinh doanh, phương án nâng cao năng lực tài chính, phương án áp dụng tiêu chuẩn Basel II... theo lộ trình được Chính phủ, NHNN phê duyệt, hướng tới mục tiêu xây dựng Agribank thành ngân hàng thương mại lớn mạnh hàng đầu tại Việt Nam cả về quy mô, khả năng tài chính, năng lực quản trị điều hành, hoạt động kinh doanh đảm bảo an toàn, hiệu quả, bền vững, có giá trị, uy tín và thương hiệu cao trên thị trường.
Ba là, thực hiện các bước chuẩn bị cần thiết để sẵn sàng thực hiện phương án cổ phần hoá ngay sau khi được phê duyệt, trong đó có việc thuê tư vấn xác định giá trịdoanh nghiệpvà các thủ tục cần thiết khác. Việc minh bạch hoá, cung cấp các thông tin hoạt động, báo cáo tài chính... được ban lãnh đạo đặc biệt quan tâm nhằm tăng cường niềm tin, thu hút các nhàđầu tưkhi thực hiện cổ phần hóa, chuyển đổi mô hình hoạt động phù hợp với điều kiện thị trường.
Agribank mong muốn sớm được Chính phủ, NHNN và Bộ Tài chính phê duyệt phương án để triển khai thực hiện cổ phần hoá thành công, tăng năng lực cho vay tiếp tục công cuộc phục vụ, phát triển nềnkinh tế, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Theo Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ, trong 240 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thuộc diện sắp xếp, sẽ chỉ còn 103 doanh nghiệp Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ. Số DN còn lại sẽ được cổ phần hóa. Riêng với trường hợp của Agribank, Nhà nước sẽ chỉ còn giữ 65% vốn.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp