Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

923 doanh nghiệp bất động sản giải thể, tạm ngừng hoạt động vì COVID-19

Tình trạng khó khăn của thị trường và doanh nghiệp dừng hoạt động quá lớn, HoREA cho rằng nguồn thu từ bất động sản giảm mạnh kể từ năm 2018 đến nay.

Báo cáo đánh giá thị trường bất động sản giai đoạn 2016-2020, kiến nghị các giải pháp phát triển lành mạnh và bền vững gửi UBND TP.HCM, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết trong 8 tháng đầu năm 2020, có đến 923 doanh nghiệp bất động sản giải thể, tạm ngừng hoạt động do tác động của đại dịch COVID-19.

Doanh nghiệp bất động sản liên tục gặp khó từ năm 2018 đến nay, đặc biệt là tác động mạnh của đại dịch COVID-19 từ tháng 3/2020 khiến số doanh nghiệp tại TP.HCM dừng hoạt động tăng vọt lên con số gần 1.000. Ảnh: NĐT
Doanh nghiệp bất động sản liên tục gặp khó từ năm 2018 đến nay, đặc biệt là tác động mạnh của đại dịch COVID-19 từ tháng 3/2020 khiến số doanh nghiệp tại TP.HCM dừng hoạt động tăng vọt lên con số gần 1.000. Ảnh: NĐT

Con số này tăng đến 136% so với cùng kỳ,và cũng cao nhất so với các lĩnh vực kinh tế khác. Phân khúc bị ảnh hưởng nặng nề nhất do tác động của đại dịch COVID-19 là thị trường bất động sản cho thuê và bất động sản du lịch. Tình trạng giảm giá, trả mặt bằng vì kinh doanh ế ẩm diễn ra suốt từ tháng 3 đến nay và dự kiến sẽ còn tiếp diễn. 

Với số doanh nghiệp giải thể, dừng hoạt động quá lớn này, HoREA cho rằng ngân sách nhà nước bị giảm mạnh nguồn thu từ bất động sản kể từ năm 2018 đến nay.

Theo số liệu của HoREA, 8 tháng đầu năm 2020, thu ngân sách ở lĩnh vực bất động sản tại TP.HCM chỉ 4.453 tỷ đồng, giảm đến 52% so với 8 tháng đầu năm 2019.

Về thị trường bất động sản giai đoạn 2018-2020, HoREA cho biết thị trường bị sụt giảm rất lớn cả về quy mô, số lượng dự án, số lượng sản phẩm nhà ở đưa ra thị trường và số lượng giao dịch. Đặc biệt từ tháng 3/2020 đến nay, mức độ khó khăn càng trầm trọng thêm, do dịch COVID-19.

Nguồn cung căn hộ ra thị trường 6 tháng đầu năm 2020 giảm gần 70% so với nửa đầu năm 2017. Ảnh: Zing
Nguồn cung căn hộ ra thị trường 6 tháng đầu năm 2020 giảm gần 70% so với nửa đầu năm 2017. Ảnh: Zing

Nửa đầu năm 2020, TP.HCM có 20 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, công nhận chủ đầu tư và chấp thuận đầu tư. Trong đó chỉ có 9 dự án mới. Đến 11 dự án cũ được điều chỉnh về quy mô hoặc chỉ tiêu quy hoạch.

Lý giải nguồn cung giảm mạnh, HoREA thống kê số dự án nhà ở đủ điều kiện huy động vốn đã giảm liên tục trong 3 năm gần đây. Nếu lấy mốc là năm 2017 thì số dự án được huy động vốn trong năm 2018 giảm 16,4% so với năm 2017. Đến năm 2019, con số giảm lên đến 54,4%. Riêng 6 tháng đầu năm 2020 đã giảm đến 69,6% so với 6 tháng đầu năm 2017.

Tương ứng, số lượng nhà ở hình thành trong tương lai 6 tháng đầu năm 2020 giảm đến 78,8% so với 6 tháng đầu năm 2017.

Đặc biệt, suốt nửa năm 2020, không có dự án nào được chuyển nhượng. 

Nguồn cung hạn chế và liên tục giảm là lý do giá nhà có xu thế tăng trong các năm qua. Ngay cả trong khó khăn của đại dịch COVID-19, giá nhà sơ cấp được cho là vẫn neo cao. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư cũng không giảm nên các chủ đầu tư nỗ lực tối đa để chịu đựng và giữ giá.

Việc giảm giá chỉ xuất hiện với phân khúc cho thuê nhà phố, cơ sở thương mại, dịch vụ. Một số ít sản phẩm nhà ở trên thị trường thứ cấp giảm giá bán, do nhà đầu tư không chịu đựng nổi áp lực trả nợ ngân hàng, đã chấp nhận “bán lỗ để cắt lỗ”.

Q.HUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement