Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

9 tuyệt chiêu giúp thương hiệu của bạn khắc sâu vào tâm trí khách hàng

Doanh nghiệp

22/04/2019 11:11

Một cái tên hay, ý nghĩa sẽ là tài sản vô hình mà sau này không thể mua được bằng tiền. Trước khi đặt tên cho cửa hàng, bạn có thể tham khảo những gợi ý sau.

Những cách đặt tên hay có thể áp dụng chung cho tất cả các cửa hàng mỹ phẩm, quần áo thời trang, và đặc biệt với shop online không có vị trí cụ thể nên tên shop ấn tượng chính là vị trí cố định trong tiềm thức của khách hàng mà bạn cần phải chú trọng ưu tiên hàng đầu.

9 tuyệt chiêu giúp thương hiệu của bạn khắc sâu vào tâm trí khách hàng

Đặt tên chỉ 1 từ

Chỉ một từ duy nhất và mang một ý nghĩa đặc biệt nào đó là bạn có thể dùng để đặt tên rồi. Ví dụ: Yume, Lily, Boo, Xinh, Mây, Mưa… Trong số những cô chủ trẻ đang nổi thì bạn có để ý rằng Chi Pu cũng có một shop thời trang cho riêng mình và đặt tên là GOM. Tên shop đặt theo kiểu này dễ gây ấn tượng với người nghe, tạo nên sự tò mò, dễ nhớ mà lại rất ngắn gọn.

Thế nhưng bạn nhớ rằng, tên càng ngắn thì ý nghĩa của nó cũng phải có chứ không thể là từ nào đó vô nghĩa được. Ví dụ như GOM- tên shop thời trang của Chi Phu đặt theo phiên âm tiếng Hàn Quốc có nghĩa là Gấu, là nickname dễ thương của Chi Pu. Hay như tên YAME viết tắt của You are my everything.

9 tuyệt chiêu giúp thương hiệu của bạn khắc sâu vào tâm trí khách hàng

Đặt tên theo đặc trưng sản phẩm

Đặt tên cửa hàng theo đặc trưng sản phẩm hoặc gợi nhắc đến ngành nghề kinh doanh là nguyên tắc kinh điển hơn và đơn giản nhất mà khá nhiều người đã sử dụng.

Nó sẽ thông báo với khách hàng chủng loại hàng hoá được bày bán, giúp cho khách hàng lựa chọn ngay được sản phẩm khi đang có nhu cầu. Ví dụ, cửa hàng đồ uống giải khát, cửa hàng vật liệu xây dựng...

Tuy nhiên, cách đặt tên này sẽ không hiệu quả nếu bạn ở trong một ngành hàng có nhiều sự cạnh tranh. Tên này chỉ hiệu quả khi ngành hàng của bạn còn mới và ít đối thủ tham gia.

Đặt tên theo quy mô cửa hàng

Nếu kinh doanh một lượng hàng hoá lớn, phong phú về chủng loại, bạn có thể chọn những cái tên như siêu thị thuỷ tinh, thế giới đồ chơi… Nó hứa hẹn cho khách hàng một sự lựa chọn phong phú, dễ tìm được sản phẩm mong muốn.

Tuy nhiên, cần tránh dùng những cái tên quá “kêu” này cho các cửa hàng nhỏ, bán lẻ vì sẽ gây tác dụng ngược khiến khách hàng thất vọng và không quay lại nữa.

Đặt tên cửa hàng theo tên cá nhân

Đây là lựa chọn thường thấy của các cửa hàng bé, quy mô nhỏ. Tuy nhiên, rất nhiều cửa hàng lớn trên thế giới có nguồn gốc tên cửa hàng từ tên cá nhân.

Có một số cách đặt tên theo tên cá nhân như đặt theo tên chủ cửa hàng bà Năm, chú Sáu, cô Lan… Đặt tên theo tên ghép của những người sáng lập cửa hàng hay đặt tên bằng tên của những người thân.

Đặt tên cửa hàng bằng những từ viết tắt

Đây là cách mới nhưng khá phổ biến trong các cửa hàng Việt Nam. Có một số cách đặt tên như viết tắt tên địa danh và ngành nghề Vinaconex, Viglacera, Vinamilk, Habeco, Sabeco. Viết tắt từ tên công ty đầy đủ, lấy các chữ cái đầy tiên của tên ACB ( Ngân hàng Á Châu),  ICP (Internation Consumer Product)…

Đặt tên cửa hàng bằng tiếng nước ngoài

Đây là một xu hướng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các cửa hàng Việt Nam và đặc biệt là các cửa hàng còn trẻ tuổi. Sử dụng ngoại ngữ đặt tên cho làm cho cửa hàng trở nên hiện đại và mới mẻ hơn, sang chảnh hơn, thu hút các bạn trẻ.

Cái tên kích thích sự tò mò

Điều này rất hữu hiệu khi bạn kinh doanh một sản phẩm mới hay muốn làm mới một sản phẩm cũ. Ví dụ BaĐuNo-BaĐuLa cho cửa hàng Bánh đúc nóng, bánh đúc lạc.

Chắc chắn những cái tên nghe lạ tai này sẽ kích thích trí tò mò của khách hàng, nhất là giới trẻ ưa khám phá và họ sẽ phải vào cửa hàng của bạn để xem bạn bán cái gì.

Tạo sự liên tưởng

Cách đặt tên này đòi hỏi bạn phải hiểu sản phẩm của mình và tác dụng, hiệu quả của nó đến khách hàng cũng như cuộc sống. Để từ đó đặt tên tạo sự liên tưởng, có mối liên hệ nhất định đến sản phẩm kinh doanh.

9 tuyệt chiêu giúp thương hiệu của bạn khắc sâu vào tâm trí khách hàng

Ví dụ như: “Ấm áp mùa đông” cho cửa hàng bán máy điều hoà không khí, hay “Ánh sáng hồng”, “ngọn lửa hồng” cho cửa hàng ban bếp gas…

Tên phù hợp với khách hàng

Bạn mất công nghĩ ra tên cho shop của bạn cũng là để cho khách hàng xem chính vì thế bạn cần tìm hiểu được sở thích cũng như những mối quan tâm của khách hàng mà bạn nhắm tới để tham khảo.

Nếu như khách hàng của bạn là khối dân văn phòng thì nên lựa chọn một tên shop thời trang tao nhã, lịch thiệp, thế nhưng nếu khách hàng này là ở độ tuổi teen thì nên chọn tên kiểu nhí nhảnh, đáng yêu và phá cách sẽ dễ gây ấn tượng hơn. Nếu như mặt hàng chính của bạn là quần áo trẻ em thì nên chọn những tên dành riêng cho các bà mẹ bỉm sữa sẽ dễ thu hút hơn 

Không chỉ chú trọng riêng tên cửa hàng mà logo cũng rất quan trọng nếu như bạn muốn phát triển thương hiệu một cách lâu bền. Nên bảo vệ bản quyền cho chiếc logo nào “ lọt vào mắt xanh” của bạn.

Ngoài ra, việc trang trí cửa hàng đẹp cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp giữ chân khách hàng. Nếu như bạn không phát triển thương hiệu mà chỉ muốn dừng lại ở nhu cầu kinh doanh nhỏ lẻ hoặc kinh doanh shop thời trang online thì có thể mạnh dạn bỏ qua yếu tố logo cũng như thiết kế shop nhà mình.

Tuy vậy đó chỉ là giải pháp kinh doanh “ăn xổi” tạm thời. Để có có một kế hoạch kinh doanh bền vững hơn thì đa số chủ shop sẽ chỉ bán Online ở giai đoạn đầu sau đó dần chuyển sang thuê địa điểm và mở rộng quy mô. Khi đó, Tên shop càng hay và ý nghĩa sẽ càng được phát huy vai trò của nó.

AN NHIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement