14/11/2018 04:38
9 thói quen hàng ngày đang hủy hoại vật dụng trong gia đình bạn
Một số thói quen hàng ngày của chúng ta do lạm dụng quá mức ứng dụng thông minh đã làm hại rất lớn đến các vật dụng trong gia đình.
Thật khó để tưởng tượng thế giới ngày nay sẽ như thế nào nếu không có các tiện ích về công nghệ đi kèm. Khoa học kỹ thuật giúp hoạt động của con người được nhanh gọn và tiện lợi mọi lúc mọi nơi.
Tuy nhiên, một số thói quen hàng ngày của chúng ta do lạm dụng quá mức về ứng dụng thông minh đã làm hại rất lớn đến các vật dụng trong gia đình. Nó không chỉ gây hao tổn mà còn hủy hoại chúng một cách nhanh chóng.
Sau đây là những hành động chúng ta nên từ bỏ ngay lập tức để có thời hạn sử dụng đồ dùng lâu dài hơn. Tốt nhất là hãy giữ vững lập trường và duy trì thói quen có lợi hơn càng lâu càng tốt.
Mang điện thoại thông minh vào phòng tắm hoặc nhà vệ sinh
Ảnh: Depositphotos |
Một nguy cơ có thể xảy ra nhiều nhất khi cầm điện thoại vào nhà tắm là nó bị trượt khỏi tay và rơi xuống nước. Dĩ nhiên sau sự cố ấy, bạn sẽ có điện thoại mới để sử dụng.
Quan trọng hơn, sự cố này sẽ gây nguy hại đến tính mạng của bạn. Nếu một điện thoại thông minh đang sạc và rơi xuống bồn tắm, chắc chắn bạn sẽ bị điện giật có thể gây tử vong. Đừng nghĩ rằng điều này sẽ khó xảy ra với bạn, vì rất nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra, bất kể người đó cẩn thận đến mức độ nào?
Các chuyên gia y tế luôn cảnh báo cao về những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe do việc sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh hoặc vào nhà tắm. Dù là nơi để vệ sinh cơ thể sau một ngày bận rộn hay tiếp xúc ô nhiễm môi trường, nhưng mỗi vật dụng trong phòng tắm đều có thể trở thành ngôi nhà của vi khuẩn. Khi mang điện thoại vào nhà vệ sinh, vô tình bạn truyền nguồn bệnh từ đây đến phòng ngủ hay nhà bếp.
Vừa ăn sáng vừa sử dụng laptop
Ảnh: Depositphotos |
Đầu tiên về thẩm mỹ và vệ sinh, những mảnh vụn bánh mì, thức ăn sẽ có thể rơi, vây trúng vào bàn phím máy xách tay. Chúng rất khó để lấy ra, khiến cho máy xấu xí và có mùi khó chịu.
Trong trường hợp bạn có thể lấy chúng ra, thì nó sẽ mất thời gian khá lâu, ảnh hưởng tới hoạt động khác trong một ngày cũng bị đình trệ theo. Hơn thế, một người tay bị lắm lem liên tục chạm vào bàn phím, miệng nhai liên tục không phải là hình tượng đẹp để khởi đầu ngày mới.
Ngoài ra, cùng với mảnh vụn thực phẩm thì các món ăn có nước và một cốc cà phê khi bị đổ lên bàn phím sẽ dẫn đến thảm họa rất lớn hủy hoại đi chiếc laptop trong tích tắt.
Để điện thoại sạc qua đêm
Ảnh: Depositphotos |
Không có gì phải lo lắng nếu bạn thay đổi điện thoại mỗi năm một lần. Nhưng nếu bạn muốn điện thoại thông minh phục vụ bạn lâu hơn, thông tin này có thể hữu ích.
Thông thường, chúng ta hay để điện thoại kết nối với bộ sạc qua đêm để nó được sạc đầy pin 100% vào buổi sáng. Không có gì nguy hiểm khi làm điều này bởi vì, Edo Campos, đại diện của một nhà sản xuất pin Anker, đảm bảo rằng "Không cần phải lo lắng về việc sạc quá mức vì các thiết bị hiện đại sẽ ngắt điện một cách chính xác ở điện áp thích hợp."
Tuy nhiên, tin xấu là pin điện thoại sẽ hoạt động liên tục để tự giữ nguyên mức sạc 100% trong suốt đêm. Và điều này bắt đầu làm giảm dung lượng của pin theo thời gian. Hơn nữa, pin lithium-ion không yêu cầu sạc đầy vì điện áp cao sẽ nhanh dẫn đến hết pin.
Sử dụng cạn kiệt pin nguồn
Ảnh: Depositphotos |
Pin lithium-ion của một số điện thoại thông minh được lập trình cho một số chu kỳ sạc đầy, hoặc cạn nguồn từ 100% đến 0%. Sau vài trăm chu kỳ này, dung lượng pin bắt đầu giảm. Đó là lý do tại sao tốt hơn là không đợi cho đến khi điện thoại hết pin hoàn toàn và sạc pin khi mức pin giảm xuống khoảng 20%.
Nâng laptop bằng màn hình
Theo các kỹ thuật viên máy tính xách tay, 17% người dùng đã cần đến sự giúp đỡ cho chiếc máy tính xách tay vì sự xuất hiện của các đốm đen trên màn hình. Như một quy luật, những đốm đen xuất hiện ở những nơi mà bạn hay dùng tay để nâng máy lên. Do áp lực không đổi được chọn theo cách này, ma trận lập trình của máy bị hư hỏng và số tiền để sửa chữa nó không phải là rẻ.
Để lại máy tính, điện thoại trong xe
Ảnh: Depositphotos |
Nó không chỉ là về an toàn, mà còn về thực tế là nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng đều có hại cho vật dụng công nghệ. Nhiệt đặc biệt ảnh hưởng đến bộ vi xử lý theo hướng tiêu cực. Ngoài ra, nếu độ ẩm cao, hiện tượng ngưng tụ có thể xuất hiện bên trong thiết bị.
Nếu bạn để các loại thiết bị điện tử trong xe qua thời gian dài, chúng sẽ làm hỏng cả pin và màn hình. Đó là lý do tại sao tốt hơn là không để đồ dùng như máy tính, điện thoại trong xe hơi vào mùa hè hoặc vào mùa đông. Nếu bạn không có lựa chọn nào, hãy để nó nóng lên hoặc làm nguội đến nhiệt độ bình thường trước khi bắt đầu sử dụng.
Vệ sinh thiết bị thông minh bằng hóa chất gia dụng
Ảnh: Depositphotos |
Ngay cả hóa chất gia dụng được giới thiệu là hàng "cao cấp" thì chúng vẫn có thể chứa các yếu tố nguy hiểm cho các thiết bị đồ dùng thông minh của bạn.
Ví dụ, chất tẩy rửa không được dùng để làm sạch máy tính xách tay, máy tính để bàn, máy tính bảng và điện thoại thông minh. Chúng chứa amoniac và các chất khác làm hỏng lớp phủ chống tĩnh điện và chống phản chiếu trên màn hình.
Theo thời gian, các hợp chất hóa học này trở thành nguyên nhân xuất hiện các vết nứt, ố vàng và trên màn hình.
Đưa laptop lên giường
Ảnh: Depositphotos, woodstand_ua/instagram |
Bạn không nên đặt laptop lên giường để làm việc hay thưởng thức chương trình yêu thích. Chiếc máy tính xách tay rất cần được thông hơi trong quá trình hoạt động. Nếu đặt máy trên giường ngủ, nhất là trên nệm, nó sẽ bị nóng quá mức và dẫn tới trục trặc đáng tiếc có thể xảy ra.
Sử dụng bất kỳ bộ sạc nào phù hợp
Ảnh: CBS Interactive |
Đã bao nhiêu lần bạn cắm thiết bị thông minh của mình bằng bộ sạc của bạn bè để nhanh chóng nạp đầy pin? Chỉ vì bộ sạc phù hợp, không có nghĩa là nó tương thích với điện thoại của bạn. Nó thực sự có thể là một quy trình nguy hiểm và gây hại.
Điều này là do có một con chip đặc biệt bên trong điện thoại chịu trách nhiệm về một số chức năng có thể bị hỏng do sai cáp. Nó có thể dẫn đến việc ngăn chặn điện thoại thực hiện một số chức năng theo đúng cách, theo Bright Side chia sẻ.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp