Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

9 cách trị chảy nước mũi hiệu quả, an toàn tại nhà

Sức khỏe

29/11/2021 19:38

Nếu bạn đang gặp rắc rối với nước mũi và nghẹt mũi, rất có thể là do các vi khuẩn đã phát triển và làm tắc xoang mũi, dẫn đến viêm xoang.

1. Rửa mũi thường xuyên

Bình rửa mũi là dụng cụ có hình dáng giống như một ấm trà nhỏ. Nếu sử dụng đúng cách, bình rửa mũi có thể giúp đẩy nước mũi và các chất gây kích ứng ra khỏi mũi và bổ sung độ ẩm cho xoang mũi.

Bình rửa mũi sẽ phát huy tác dụng khi bạn để nước trong bình (nước muối hoặc nước cất) chảy vào một bên mũi và chảy ra ở mũi bên kia, giúp loại bỏ các chất gây kích ứng và vi trùng.

Cho khoảng 100 ml nước muối vào bình, sau đó nghiêng đầu vào chậu rửa mặt và đặt vòi của bình rửa vào lỗ mũi phía trên. Rót nước trong bình vào lỗ mũi và để nước chảy ra ở lỗ mũi còn lại. Lặp lại quy trình này với lỗ mũi bên kia.

tai-xuong(2).jpg

Đây là quá trình rửa mũi vì bạn dùng chất lỏng để làm sạch mũi, loại bỏ nước mũi và chất gây kích ứng khiến cơ thể tiết nước mũi nhiều hơn. Bạn có thể dùng bình rửa mũi một hoặc hai lần mỗi ngày.

Bình rửa mũi cũng có tác dụng tăng độ ẩm và khiến xoang mũi cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn có thể mua bình tại các hiệu thuốc với chi phí thấp mà không cần đơn của bác sĩ. Hãy nhớ rửa sạch bình sau mỗi lần sử dụng.

2. Rửa mũi bằng nước muối

Nếu bạn muốn tự làm dung dịch rửa mũi, hãy dùng nước cất hoặc nước tiệt trùng. Bạn cũng có thể dùng nước đun sôi để nguội nhưng tuyệt đối không dùng nước lấy trực tiếp từ vòi vì nước này có thể chứa chất bẩn và chất kích ứng.

Dùng khoảng 200 ml nước, 1/4 thìa cà phê muối ăn dạng hạt và 1/4 thìa cà phê muối nở. Lưu ý, không dùng muối tinh thông thường. Khuấy đều cho tan muối và đổ dung dịch vào bình rửa.

images.jpg

Bạn có thể bảo quản dung dịch nước muối đã pha trong vòng 5 ngày trong chai/lọ đậy kín và để trong tủ lạnh. Trước khi dùng, lấy dung dịch ra khỏi tủ lạnh và chờ đến khi dung dịch đạt được nhiệt độ phòng.

3. Chườm nóng cho vùng mặt

Chườm nóng có thể giúp giảm đau do xoang áp gây ra, làm loãng nước mũi và giúp nước mũi chảy ra khỏi xoang mũi dễ dàng hơn.

Làm ướt một chiếc khăn nhỏ hoặc một miếng vải bằng nước nóng, sau đó đặt khăn lên mặt ở chỗ bạn cảm thấy nhiều áp lực nhất.
Nhìn chung, bạn có thể đặt khăn lên vùng mắt, lông mày, mũi và gò má (nửa trên của khuôn mặt).

Sau mỗi vài phút, làm nóng lại khăn và tiếp tục đắp lên mặt để giảm đau và áp lực.

tai-xuong-1-.jpg

4. Kê cao gối một chút khi ngủ

Việc này giúp khoang mũi được thông thoáng trong đêm và ngăn nước mũi tích tụ trong mũi. Nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể khỏe mạnh và phòng chống viêm xoang do cơ thể tiết quá nhiều nước mũi trong xoang mũi.

5. Tăng độ ẩm trong phòng của bạn

Không khí khô có thể là một chất kích ứng, gây ra nhiều vấn đề cho xoang mũi như chảy nước mũi và nghẹt mũi.

Máy tạo độ ẩm có 2 loại chính: Tạo sương lạnh và tạo hơi ấm, mỗi loại lại có nhiều biến thể khác nhau. Nếu bạn bị khô mũi, dẫn đến khó chịu, kích ứng và chảy nước mũi, hãy xem xét sử dụng máy tạo ẩm tại nhà.

may-phun-suong.jpg

Các loại cây trồng trong nhà cũng có tác dụng tăng độ ẩm trong không khí. Bạn có thể sử dụng cây trồng trong nhà như một giải pháp thay thế hoặc bổ sung cho máy tạo ẩm. Cách đơn giản khác để tăng độ ẩm tạm thời bao gồm hơi nước bốc lên từ nước đun sôi trên bếp, mở cửa phòng tắm, xả nước nóng hoặc phơi quần áo trong nhà.

6. Xông hơi mặt

Hơi nước làm loãng dịch nhầy ở ngực, mũi và họng, giúp bạn đẩy dịch nhầy ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn. Đun sôi một ấm nước sau đó đưa mặt vào gần miệng ấm và hít thở với hơi nước bốc lên trong vài phút.

Dùng một chiếc khăn đủ lớn đề chùm lên đầu, giúp hơi nước tập trung lại để bạn hít thở được nhiều hơn.
Ngoài ra, bạn có thể tắm nước nóng để làm loãng nước mũi.

1389186442-facial-steaming.jpg

7. Giữ nhà cửa, không gian sống sạch sẽ

Việc tiếp xúc với chất phơi nhiễm như khói, thay đổi nhiệt độ đột ngột, mùi hóa chất mạnh, có thể khiến xoang mũi tiết nhiều nước mũi hơn.

Đôi khi, nước mũi sẽ chảy ngược vào họng (được biết đến là hội chứng chảy dịch mũi sau), các chất gây kích ứng còn có thể khiến phổi tiết ra dịch nhầy gọi là đờm. Bạn có thể sẽ muốn ho để tống đờm ra khỏi cơ thể.

Bỏ hút thuốc nếu bạn đang hút thuốc. Cố gắng tránh tiếp xúc với khói thuốc, kể cả trực tiếp và gián tiếp. Nếu bạn biết chắc đó chính là một trong những nguyên nhân gây chảy nước mũi, hãy tránh đốt rác trong vườn hoặc đứng ngược chiều gió khi đốt lửa trại.

don-dep-nha-cua-ky-nang-mem-can-thiet-cho-tre-09-6117-636982658017879314.jpg

Các chất gây ô nhiễm khác mà chúng ta hít phải cũng có thể gây ra rắc rối cho xoang mũi. Hãy cẩn thận với bụi, lông của vật nuôi, các loại men và nấm mốc tại nhà và nơi làm việc.

Thay các loại lưới lọc không khí (trong điều hòa chẳng hạn) thường xuyên để giảm thiểu các chất gây kích ứng trong nhà.
Khí thải, hóa chất sử dụng trong công việc và ngay cả sương khói cũng có thể kích thích quá trính tiết dịch mũi giống như chất gây dị ứng. Hiện tượng này được gọi là viêm mũi không do dị ứng.

8. Đeo khẩu trang khi ra đường

Nếu công việc đòi hỏi bạn phải làm việc trong môi trường nhiệt độ lạnh, dịch mũi sẽ được tích tụ nhiều hơn trong xoang mũi và chảy ra ngoài khi bạn đến một môi trường ấm hơn.

Thực hiện các biện pháp giữ ấm cho vùng mặt và mũi nếu bạn phải ra ngoài khi trời lạnh.
Đội mũ ôm đầu để giữ ấm cho phần đầu và xem xét sử dụng khẩu trang hoặc mặt nạ (loại trùm đầu giống như mặt nạ trượt tuyết) để giữ ấm cho phần mặt.

pulse-bai-viet-lam-gi-khi-lan-da-chi-em-bieu-tinh-thumb-366x244.jpg

9. Xì mũi thật nhẹ

Tuy nhiên, có một số chuyên gia cho rằng việc xì mũi đôi khi có hại hơn là có lợi.

Xì mũi quá mạnh có thể tạo thành những lỗ nhỏ ở xoang mũi. Nếu trong mũi đã có sẵn vi khuẩn hoặc chất kích ứng không mong muốn, việc hỉ mũi sẽ khiến cho vi khuẩn hoặc các chất này càng đi sâu hơn vào trong xoang mũi.

Luôn dùng dụng cụ sạch (khăn hoặc khăn giấy) để xì mũi và phải rửa tay thật sạch sau đó để tránh phát tán vi khuẩn hoặc vi trùng gây bệnh.

Trúc Bình (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement