Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

8 thời điểm dù có giận đến mấy bố mẹ cũng đừng mắng con!

Sức khỏe

29/01/2019 15:37

Việc mắng mỏ trẻ nơi đông người khiến bé dần mất đi sự tự tin và càng tự ti hơn trong cuộc sống.

Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh cho rằng việc la hét, quát mắng là “vũ khí” lợi hại để kết thúc những việc làm sai trái hay quậy phá của con cái. Tuy nhiên hành động này nếu tiếp diễn lâu dài và liên tục có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ em.

Nhiều nghiên cứu cho thấy quát mắng thường xuyên cũng là một trong những hành vi ngược đãi trẻ nhỏ, trẻ rất dễ mắc phải bệnh trầm cảm và biểu hiện lo âu khi trưởng thành. Có thể bố mẹ không nhận ra những ảnh hưởng bề nổi trước mắt nhưng những tác động tiêu cực về mặt tâm lý lâu dài là hệ quả tất yếu.

Vẫn biết việc la hét, quát mắng trẻ là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên bố mẹ cần biết cách kiểm soát tốt tâm trạng của mình.

1. Không mắng trẻ nơi đông người

Khi nhà có khách hoặc khi gia đình tụ tập gặp gỡ giao lưu ở những nơi đông người, trẻ thường có xu hướng muốn “thể hiện” mình. Tuy nhiên, có lẽ vì quá hưng phấn hoặc quá xấu hổ, bé lại có những hành động khiến bố mẹ không hài lòng.

Lúc đó, nhiều bậc phụ huynh chọn cách quát mắng con ngay trước mặt mọi người. Tuy nhiên, việc mắng con ngay trước mặt người khác chính là một hành động phủ nhận con người của trẻ một cách tiêu cực nhất vì nó vừa khiến trẻ bị xấu hổ, vừa ám thị cho trẻ rằng “thể hiện bản thân” như thế là không được, dần dần trẻ sẽ tự ti vào bản thân mình.

2. Không mắng trẻ trong bữa ăn

Một điều bố mẹ cần nhớ là đừng bao giờ quát mắng con trên bàn ăn, hãy nhớ “Trời đánh còn tránh miếng ăn”. Sự tức giận của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ khiến bé bị ức chế, ăn không ngon miệng, dẫn đến khó hấp thu dưỡng chất.

Cho dù có tức giận đến mấy thì cũng chỉ nên nhắc nhở con với thái độ nhẹ nhàng, bởi vì sau bữa ăn, bạn còn rất nhiều thời gian để dạy bảo con theo cách mà bạn muốn.

3. Không mắng khi trẻ đã biết lỗi

Bố mẹ không thể bảo vệ hoặc dạy cho các con cách để không bao giờ mắc lỗi hay gây ra những chuyện tồi tệ, tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể giúp các con cảm thấy ít bị tổn thương nhất.

Các cụ ta vẫn thường truyền tai nhau câu nói “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại”. Vì thế, khi trẻ làm việc gì đó không đúng nhưng đã biết sai và nhận lỗi thì các bậc phụ huynh cũng nên nguôi giận. Lúc đó, bố mẹ hãy nhẹ nhành tâm sự với con chứ không nên vung ra những câu nói trì triết làm tổn thương trẻ.

4. Không mắng trẻ vào ban đêm

Việc quát mắng trẻ vào ban đêm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giấc ngủ của bé. Lúc ấy, trẻ sẽ đi ngủ với tâm trạng ấm ức và tủi hờn, đồng thời trẻ dễ hoảng hốt, giật mình hay gặp ác mộng khi ngủ. Thậm chí nhiều bé thường lo lắng và khó ngủ hơn.

Vì thế, trước giờ đi ngủ của trẻ, bố mẹ cần tránh quát mắng, tạo áp lực hoặc làm trẻ sợ hãi. Hãy để bé chìm vào giấc ngủ với tâm trạng vui vẻ, thoải mái nhất.

8 thời điểm dù có giận đến mấy bố mẹ cũng đừng mắng con!

5. Không mắng khi trẻ đang vui mừng

Khi vui mừng, các chất dẫn truyền thần kinh sẽ được phóng thích, tạo ra sự khai thông tốt cho các kinh mạch. Trách mắng trẻ lúc này sẽ khiến tinh thần bị ức chế đột ngột, gây hại cho cơ thể.

Vì thế, nếu trẻ đang hào hứng hay vui vẻ chuyện gì, bố mẹ đừng trách mắng con. Hãy cố nén cơn giận và nói chuyện sau với con.

6. Không mắng khi trẻ đang gặp chuyện buồn

Ngay cả khi trẻ gặp chuyện buồn, những lời phê bình chỉ càng khiến tâm trạng trẻ xấu đi, tạo thêm những áp lực vô hình cho bé. Những áp lực ấy nếu không được giải tỏa kịp thời có thể sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường về sau.

7. Không mắng khi trẻ đang ốm

Khi bị ốm cơ thể mệt mỏi, khó chịu sẽ khiến trẻ trở nên cáu kỉnh và khó bảo hơn. Lúc này bố mẹ không nên mắng mỏ hay phê bình con. Bởi vừa bị ốm lại vừa bị mắng sẽ khiến trẻ càng dễ tủi thân và thấy bị tổn thương nặng nề.

Tâm trạng suy sụp dễ làm con ốm nặng và lâu khỏi hơn. Bố mẹ nên thông cảm và bỏ qua những lúc con bị ốm, hoặc đợi bé khỏi ốm sẽ phân tích và giảng giải vào thời điểm hợp lý hơn.

8. Không mắng con vào buổi sáng sớm

Buổi sáng luôn là thời điểm tâm trạng của mọi người hứng khởi nhất để có thể thực hiện những kế hoạch, dự định trong một ngày mới. Tốt nhất bố mẹ nên để con có được trạng thái tâm lý tốt nhất trước khi đến trường.

Nếu bé có chót làm điều gì đó khiến bạn không hài lòng, hãy tạm gác chúng sang một bên và nhắc nhở con vào một thời điểm khác thích hợp hơn trong ngày.

THANH LOAN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement