Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

8 ngành xuất khẩu trên 5 tỷ USD trong năm 2019

Báo cáo ngành hàng

26/12/2019 14:01

Năm 2019, với nỗ lực của các doanh nghiệp, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 264 tỷ USD, tăng khoảng 8% so với năm 2018, trong đó có 08 nhóm hàng đạt hơn 5 tỷ USD.

Thông tin từ Cục Xuất Nhập Khẩu, góp phần quan trọng vào kết quả xuất khẩu năm 2019 là nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 222,172 tỷ USD, chiếm khoảng 84,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.


Trong 34 nhóm hàng công nghiệp chế biến chủ yếu, có tới 26 nhóm đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD trở lên, có 8 nhóm hàng đạt hơn 5 tỷ USD và 3 nhóm hàng đạt trên 30 tỷ USD. Cụ thể, điện thoại các loại và linh kiện đạt 51,827 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt gần 36 tỷ USD; hàng dệt may đạt gần 32,6 tỷ USD…

STT

Tên nhóm hàng

Ước kim ngạch xuất khẩu năm 2019 (tỷ USD)

 

Điện thoại các loại và linh kiện

51,827

 

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

35,591

 

Hàng dệt, may

32,571

 

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

18,304

 

Giầy, dép các loại

18,299

 

Gỗ và sản phẩm gỗ

10,526

 

Phương tiện vận tải và phụ tùng

8,500

 

Sản phẩm gỗ

7,46

Theo Thứ trưởng Cao Quốc Hưng, để đạt được kết quả xuất khẩu nêu trên, trước hết phải kể đến sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt từ Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước về chủ trương, chính sách thương mại, đầu tư, cải cách thủ tục hành chính … đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu, vượt qua nhiều rào cản thương mại từ các thị trường nước ngoài.

Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, ngay từ đầu năm, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ tiếp tục rà soát, cắt giảm điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính bất hợp lý nhằm tạo thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tốt nhất lợi ích từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA).

Cụ thể, Bộ rà soát việc nội luật hóa các cam kết; tuyên truyền về tiến trình hội nhập và giải thích các cam kết; nghiên cứu, đánh giá tác động của các FTA; cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, kết nối Cơ chế Một cửa Quốc gia, triển khai dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 và 4 ...

Đặc biệt, Bộ Công Thương đã chủ động nắm bắt tình hình áp dụng các biện pháp bảo hộ của các nước nhập khẩu để kịp thời thông tin tới các doanh nghiệp và có biện pháp thích hợp đấu tranh tháo gỡ các rào cản kỹ thuật, thương mại bất hợp lý tạo thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu.

TRÚC BÌNH (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement