Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

8 lưu ý khi làm hồ sơ vay vốn ngân hàng để tránh vỡ nợ về sau

Khi làm hồ sơ vay vốn ngân hàng, khách hàng nên đọc kỹ các điều khoản được ghi trong hợp đồng, nếu chưa rõ cần trao đổi ngay và yêu cầu cập nhật cụ thể vào trong hợp đồng. Ngoài ra, người vay nên cân nhắc thời hạn và khả năng trả nợ.

1. Xác định rõ điều kiện và nhu cầu của bản thân

Ngay từ đầu trước khi đi vay bạn cần cân nhắc kỹ về vấn đề thu nhập cá nhân với khoản vay mong muốn xem khả năng trả nợ có cao không. Nếu không thì đừng vay hoặc điều chỉnh khoản vay cho hợp lý, nếu không dù bạn chấp nhận trả nợ cao nhưng ngân hàng cũng không đồng ý vì rủi ro quá lớn.

Ngay từ đầu trước khi đi vay bạn cần cân nhắc kỹ về vấn đề thu nhập cá nhân với khoản vay mong muốn xem khả năng trả nợ có cao không.
Ngay từ đầu trước khi đi vay bạn cần cân nhắc kỹ về vấn đề thu nhập cá nhân với khoản vay mong muốn xem khả năng trả nợ có cao không.

Ví dụ, nếu như thu nhập chỉ 6 triệu đồng mà muốn vay 600 triệu để mua nhà thì chắc chắn là quá sức. Các chuyên gia khuyên người vay nên kiểm tra kỹ ngân sách, tổng thu nhập mỗi tháng trước khi vay. Việc trả nợ chỉ nên chiếm nhiều nhất khoảng 30-40% tổng thu nhập trong tháng của bạn.

2. Lưu ý kỹ về lãi suất cho vay

Thường thì lãi suất thực tế của các tổ chức cho vay cơ bản không chênh lệch nhau quá nhiều, vì vậy nếu thấy lãi suất thấp nên hỏi rõ. Lãi suất thấp chỉ được duy trì trong thời gian đầu của khoản vay, từ 3-12 tháng sau đó được thay đổi theo biên độ nên hãy để ý và hỏi rõ con số đó. Chú ý đến cách tính lãi của ngân hàng bởi các nhà băng có 2 hình thức tính lãi là tính theo dư nợ giảm dần và tính theo dư nợ ban đầu.

Ví dụ, lãi suất ưu đãi 3 tháng đầu tiên là 3%/năm, từ tháng thứ 4 lãi suất bằng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng trả lãi cuối kỳ biên độ 5,5%. Nếu lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng tại thời điểm điều chỉnh là 7,2%/năm thì khi đó lãi suất vay sẽ được điều chỉnh là 7,2% 5,5% = 12,7%. Như vậy, so với mặt bằng chung lãi suất 10,5% thời điểm hiện tại thì lãi suất này là cao, dù 3 tháng đầu nhìn lãi suất ưu đãi rất thấp.

3. Chọn ngân hàng và dịch vụ

Vì mỗi ngân hàng đều có đặc trưng riêng về lãi suất, thời hạn, cách trả lãi... để chọn được ngân hàng phù hợp nhất bạn cần phải dành thời gian để tìm hiểu. Ngoài ra, các ngân hàng hiện nay luôn có nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi cho các dịch vụ. Cứ so sánh thấy cái nào tốt hơn thì lựa chọn.

Hầu như ngân hàng nào cũng dao động quanh mức lãi suất mà Nhà nước quy định nên chỉ chọn trên tiêu chí chất lượng phục vụ. Bạn sẽ tiết kiệm một khoảng thời gian đối với việc tìm hiểu thông tin từng ngân hàng, từng chương trình ưu đãi mà sẽ hỏi thăm từ những người xung quanh. Ngân hàng nào có nhân viên phục vụ nhiệt tình chu đáo, chọn đúng ngân hàng có nhân viên chuyên nghiệp, bạn sẽ còn được tư vấn tốt hơn để lấy lãi tốt hơn về sau.

4. Lựa chọn phương án vay

Chọn thời hạn vay: Tùy vào thu nhập và số tiền vay mà bạn nên cân nhắc kỹ thời hạn vay vốn sao cho phù hợp nhất. Nếu thu nhập thấp thì bạn nên kéo dài thời hạn vay, khi đó sẽ giảm số tiền gốc hàng tháng mà bạn phải trả cho ngân hàng.

Lãi suất thấp chỉ được duy trì trong thời gian đầu của khoản vay, từ 3-12 tháng sau đó được thay đổi theo biên độ nên hãy để ý và hỏi rõ con số đó.
Lãi suất thấp chỉ được duy trì trong thời gian đầu của khoản vay, từ 3-12 tháng sau đó được thay đổi theo biên độ nên hãy để ý và hỏi rõ con số đó.

Chẳng hạn, khi vay 100 triệu đồng, nếu bạn vay trong một năm thì mỗi tháng sẽ trả dư nợ gốc khoảng 8,4 triệu đồng kèm với lãi. Nhưng nếu thu nhập của bạn thấp, có thể kéo dài thời hạn vay lên thành 2 năm. Khi đó, mỗi tháng bạn chỉ phải trả khoản dư nợ gốc tầm 4,2 triệu đồng kèm với lãi.

Hình thức trả lãi: Chú ý là cgân hàng có thể sẽ thay đổi lãi suất theo định kỳ mà hầu như đâu ai theo dõi và biết chính xác. Vì vậy khi vay, bạn cần hỏi rõ cách thức tính hoặc cách cập nhật lãi suất sau mỗi kỳ điều chỉnh của ngân hàng để chủ động hơn trong kế hoạch vay và trả nợ.

5. Phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ vay

Thường ngân hàng yêu cầu bắt buộc khi muốn vay vốn, khách hàng cá nhân cần có hồ sơ gồm giấy đề nghị vay vốn ngân hàng theo mẫu của từng ngân hàng. Tài liệu chứng minh thu nhập như hợp đồng lao động, xác nhận lương, hợp đồng cho thuê nhà, thuê xe, giấy phép kinh doanh… của người vay và người cùng trả nợ.

Chuẩn bị hồ sơ:

Khi bắt đầu làm hồ sơ vay mua nhà, bạn không đủ giấy tờ, tài liệu, bắt buộc phải đợi bổ sung, do đó chậm trễ thêm tiến trình thủ tục. Bạn cần biết trước mình cần phải có những loại giấy tờ, thủ tục gì theo yêu cầu của ngân hàng như giấy tờ căn nhà, đất dự định mua, giấy thoả thuận hoặc hợp đồng mua bán nhà, giấy đặt cọc, tài liệu chứng minh thu nhập… Để có thể nắm được các thủ tục này, bạn yêu cầu chuyên viên quan hệ khách hàng tư vấn kỹ. Nếu giấy tờ không sẵn sàng và không đầy đủ, việc vay vốn sẽ bị trì hoãn lâu hơn.

1.Hồ sơ pháp lý: Chứng minh nhân dân của bạn, không cần phải cấp ở nơi bạn đang sống hoặc nơi bạn mua nhà. Và chứng minh nhân dân phải còn hạn. Hộ khẩu hoặc KT3 photo. Đăng ký kết hôn hoặc xác nhận độc thân.

2. Hồ sơ tài chính:

Nguồn thu từ lương: Hợp đồng lao động, quyết định công tác hoặc thư xác nhận bản gốc từ người sử dụng lao động. Sao kê tài khoản trả lương qua ngân hàng hoặc bảng lương 3 tháng gần nhất. Hợp đồng mua bán nhà, các giấy tờ liên quan đến đặt cọc, thanh toán khác. Các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập khác như nhà cho thuê, xe cho thuê ổn định trong vòng 6 tháng gần đây...

Thường ngân hàng yêu cầu bắt buộc khi muốn vay vốn, khách hàng cá nhân cần có hồ sơ gồm giấy đề nghị vay vốn ngân hàng theo mẫu của từng ngân hàng. 
Thường ngân hàng yêu cầu bắt buộc khi muốn vay vốn, khách hàng cá nhân cần có hồ sơ gồm giấy đề nghị vay vốn ngân hàng theo mẫu của từng ngân hàng. 

3. Hồ sơ mục đích vay: Mua bất động sản thì phải có giấy đặt cọc hay thỏa thuận mua bán. Xây sửa nhà cửa thì có hợp đồng thi công hoặc bảng dự toán.

4. Hồ sơ tài sản tích lũy: Các bất động sản, xe ô tô... hoặc sổ tiết kiệm bạn đang đứng tên.

Thông thường khi được vay, cảm giác nhận được tiền dễ làm ngươi vay chủ quan và thoả hiệp với các điều khoản trên Hợp đồng tín dụng và các hợp đồng khác. Nhiều khách hàng gần như không đọc nội dung hợp đồng, chỉ ký theo yêu cầu của ngân hàng. Điều này rủi ro nếu ngân hàng soạn sai nội dung hoặc cá nhân nào đó có hành vi lợi dụng gian lận. Hãy chắc chắn rằng bạn đã đọc hợp đồng và cầm 1 bản hợp đồng có đầy đủ chữ ký, con dấu, dấu giáp lai của ngân hàng nơi bạn vay vốn.

6. Quan tâm đến chi phí phát sinh ngoài khoản vay

Tuy là ngân hàng sẽ quy định sẵn các khoản lãi trong hợp đồng cho vay nhưng bản thân bạn cũng nên quan tâm đến các chi phí phát sinh khác như:

Phí: Đi kèm theo một món vay sẽ có vô vàn các loại phí dịch vụ như phí thẩm định hồ sơ, phí thẩm định tài sản bảo đảm, phí công chứng/đăng ký thế chấp tài sản… cả phí hoa hồng khi vay. Hãy để ý đến chúng và hỏi kỹ nếu bạn không thật sự dư giả.

Phí phạt: Nhiều tổ chức cho vay đề ra nhiều mức phạt khác nhau và khá lớn. Trong đó lưu ý nhất là phạt trả trước hạn. Phí phạt trả trước hạn là loại phí bạn phải đóng nếu chẳng may bạn trả nợ trước hạn một phần hoặc toàn bộ khoản vay. Phí này thường được tính bằng tỷ lệ phạt nhân số tiền gốc trả trước hạn. 

Bạn phải biết là các ngân hàng cũng thường có phí phạt dao động từ 1-3% trên dư nợ còn lại khi khách hàng trả nợ trước hạn và áp dụng lãi suất từ 1,1 đến 1,5 lần lãi suất trong hạn đối với khoản nợ quá hạn.

Ví dụ bạn vay 2,5 tỷ đồng, phí phạt trước hạn quy định là 3% trên tổng số tiền trả trước hạn. Giả sử bạn vay trả góp và muốn trả nợ trước hạn, tại thời điểm trả trước hạn dư nợ của bạn còn 2 tỷ đồng. Khi đó phí trả nợ trước hạn là 2 tỷ x 3% = 60 triệu đồng, con số không hề nhỏ và nó sẽ lớn hơn nếu tỷ lệ phạt trả nợ trước hạn cao hơn. 

7. Kế hoạch trả nợ

Ngân hàng sẽ giải ngân và giám sát việc sử dụng vốn vay thực tế của chúng ta, để đảm bảo khả năng thu nợ. Cho nên ở bước này, bạn phải luôn nghiêm túc trong việc kinh doanh, hay mua tiêu dùng, hay xây dựng nhà, công trình... đúng với những gì đã cam kết và luôn đảm bảo chi trả cho ngân hàng theo kỳ đã thỏa thuận. Nếu trong quá trình này có gì bất trắc, nên báo lại với ngân hàng để được tư vấn giải quyết.

Tuy là ngân hàng sẽ quy định sẵn các khoản lãi trong hợp đồng cho vay nhưng bản thân bạn cũng nên quan tâm đến các chi phí phát sinh khác.
Tuy là ngân hàng sẽ quy định sẵn các khoản lãi trong hợp đồng cho vay nhưng bản thân bạn cũng nên quan tâm đến các chi phí phát sinh khác.

Chẳng hạn như sắp kết thúc hợp đồng mà chúng ta vẫn chưa hoàn trả đủ số tiền cho vay, bạn có thể xin điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ vay nhằm mục đích giảm thiểu hậu quả bị tính lãi phạt vì lãi phạt là khá cao, nếu gánh thêm khoản đó thì nợ sẽ chất đống, khó mà thoát khỏi vòng vây nợ.

Để ý đến các điều kiện cho vay: Nhiều tổ chức để đảm bảo hạn chế rủi ro, họ sẽ đưa ra khá nhiều điều kiện khi cho vay, hãy chú ý đến chúng, nếu bạn chắc chắn thực hiện được thì hãy đồng ý, còn không bạn nên thương lượng với tổ chức cho vay để thương lượng.

8. Giữ liên lạc với ngân hàng

Đừng bị động chờ đợi khoản vay được duyệt và giải ngân, hãy giữ liên lạc với ngân hàng. Tránh nguy cơ vi phạm tiến độ thanh toán hoặc thiệt hại số tiền đã đặt cọc hợp đồng mua nhà. Ngoài ra, bạn nên lựa chọn ngân hàng và chương trình ưu đãi vay mua nhà phù hợp.

Các chương trình ưu đãi vay mua nhà hiện nay đa phần tập trung vào lãi suất, kết hợp với các quà tặng, ưu đãi giảm giá của dự án qua các chương trình hợp tác giữa ngân hàng và chủ đầu tư. Với một khoản vay dài hạn như mua nhà, khi lựa chọn đừng vội nhìn vào con số, không ngân hàng nào cho bạn vay không lãi, cần xác định lãi suất thực tế trong suốt thời gian vay.

TRÀ GIANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement