Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

7 lời khuyên thông minh về cuộc sống và công việc nhất thiết bạn phải biết

Sức khỏe

19/12/2018 00:35

Chúng ta nghe rất nhiều lời tuyệt vời trong năm 2018. Cùng điểm lại những bài học vàng của năm để cho bản thân và người xung quanh nhiều nụ cười hơn.

Lời khuyên tốt trong cuộc sống có thể đến không hề dễ dàng. Trong 12 tháng qua, chúng ta đã nghe rất nhiều về nó. Các chủ đề bao gồm: mối quan hệ, sự nghiệp, năng suất làm việc… Các chuyên gia đã đưa ra cho chúng ta những lời khuyên khôn ngoan thông qua kinh nghiệm của họ.  Ví dụ, chúng ta đã học được cách loại bỏ cám dỗ để kiềm chế những thói quen xấu và dành nhiều thời gian hơn cho bạn bè và gia đình để cảm thấy bớt bận rộn hơn.

Khi năm 2018 đã sắp khép lại chúng ta cùng tìm đến điểm nhấn cho một số lời khuyên tốt nhất của năm. Cùng đọc và một lần nữa gom góp bài học quý giá này làm tài sản vô giá của bản thân, để hiện tại và tương lai chúng ta tiến bước vững chắc trong công việc và cuộc sống. Và từ đó, không chỉ chúng ta mà người thân và bạn bè sẽ có nhiều nụ cười hơn là cái nhíu mày, lo lắng.

1. Loại bỏ cám dỗ để kiềm chế những thói quen xấu

Courtesy of James Clear: Hãy ngừng cảm thấy tồi tệ về bản thân và bắt đầu tự lừa mình vào những thói quen tốt hơn.
Courtesy of James Clear: Hãy ngừng cảm thấy tồi tệ về bản thân và bắt đầu tự lừa mình vào những thói quen tốt hơn.

Trong cuốn sách “Atomic Habits” tạm dịch là “Thói quen ban đầu”, James Clear đã tiết lộ về mối liên kết chặt chẽ của người có kỷ luật nhất và ý chí mạnh con người mẽ nhất.

Cụ thể hơn, ông viết: "Những người có kỷ luật' sẽ tốt hơn trong việc định hình cấu trúc cuộc sống của họ theo cách không đòi hỏi sự ảnh hưởng từ ý chí anh hùng và tự chủ. Nói cách khác, họ dành ít thời gian hơn trong các tình huống cám dỗ." Ví dụ, nếu bạn muốn ngừng ăn vặt một cách vô thức trong ngày làm việc, bạn có thể tập trung cho một công việc khác tốt hơn tại văn phòng.

Một số nghiên cứu cững ủng hộ quan điểm của Clear. Vì vậy, hãy ngừng cảm thấy tồi tệ về bản thân và bắt đầu tự lừa mình vào những thói quen tốt hơn.

2. Dành nhiều thời gian hơn với bạn bè và gia đình để cảm thấy bớt bận rộn

Vanderkam nghĩ rằng, một đêm dành cho bạn bè có thể sẽ được ấn tượng nhiều hơn thay vì lướt mạng xã hội.
Vanderkam nghĩ rằng, một đêm dành cho bạn bè có thể sẽ được ấn tượng nhiều hơn thay vì lướt mạng xã hội.

“Mọi người mở rộng thời gian”, Laura Vanderkam viết trong cuốn sách "Tắt đồng hồ".

Vanderkam là một chuyên gia trong quản lý thời gian và cô đã nhận ra điều này sau khi xem xét nghiên cứu của mình với hơn 900 người ghi lại nhật ký thời gian hoạt động và trả lời các câu hỏi về cách họ cảm nhận sự phân bổ lịch trình cá nhân như thế nào? Những người đã dành hầu hết thời gian những ngày trước cho những người quan trọng trong cuộc sống của họ. Họ thiên về khả năng cho rằng thường có thời gian cho những việc muốn làm.

Vanderkam nghĩ rằng hoạt động xã hội liên quan trực tiếp đến cảm giác tự do: Một đêm dành cho việc duyệt chương trình trên các phương tiện truyền thông xã hội có lẽ sẽ không đặc biệt đáng nhớ hoặc vui vẻ, nhưng một đêm dành cho bạn bè có thể sẽ được ấn tượng nhiều hơn thế.

Đó là tất cả về chủ ý để Vanderkam kêu gọi độc giả thiết lập "ưu tiên mối quan hệ", giống như gọi một người bạn để bắt kịp khi cùng trên đường đi làm về.

3. Đừng cố làm cho vợ/chồng của bạn hạnh phúc

Runkel: Cả vợ và chồng trong mối quan hệ hôn nhân đều cần có hạnh phúc và phải luôn khỏe mạnh.
Runkel: Cả vợ và chồng trong mối quan hệ hôn nhân đều cần có hạnh phúc và phải luôn khỏe mạnh.

Theo Hal Runkel khi “bạn đang nghĩ luôn luôn phải đáp ứng điều tốt nhất cho nhu cầu và làm cho đối phương hạnh phúc" cũng là lúc bạn đang cắt đi một phần của mối quan hệ hôn nhân tốt đẹp.

Runkel là một chuyên gia với “các giải pháp trị liệu cho những chứng bệnh” của hôn nhân và gia đình. Ông nói rằng, cả vợ và chồng trong mối quan hệ hôn nhân đều cần có hạnh phúc và phải luôn khỏe mạnh.

4. Đừng hành động như bạn là ông chủ của gia đình 

"Để lại vương miện cao quý trong nhà xe trước khi bước vào nhà" là lời khuyên mà mẹ của Nooyi dành cho Indra Nooyi.

Indra Nooyi gần đây đã từ chức CEO của PepsiCo - nhưng ngay trước đó, cô đã chia sẻ một bài học vàng trong mối quan hệ với người bạn đời của mình.

"Để lại vương miện cao quý trong nhà xe trước khi bước vào nhà" là lời khuyên mà mẹ của Nooyi dành cho cô ấy. Bà đúc kết ra kinh nghiệm ấy sau khi sử dụng phương pháp này trong hơn ba thập kỷ qua với vai trò làm vợ và làm mẹ.

Nooyi nói với người dẫn chương trình Stephen Dubner rằng mẹ cô "tin rằng những công việc như công việc của CEO trao cho cô vương miện và cô hãy để những vương miện đó trong nhà để xe khi về nhà. Đừng cố giả vờ rằng bạn vẫn là ông chủ lớn, bởi vì bạn không phải như thế ở chính ngôi nhà thân yêu của mình". Cô ấy thừa nhận rằng mẹ có thể không cho cô lời khuyên tương tự nếu Nooyi là nam giới.

Nooyi nói rằng cô và chồng đã hiệu chỉnh lại một cách thường xuyên, để không ai kết thúc mối quan hệ hôn nhân như vai trò "CEO" ở nhà.

5. Nổi bật để giành lợi thế trong cuộc thi

Nick Black:
Nick Black: "Bạn có gì đặc biệt hơn so với người khác?”

Nick Black, một bác sĩ thú y và là sỹ quan quân đội. Trên LinkedIn, ông viết rằng, khi bạn đi xin việc hoặc đi học, bạn muốn bản lý lịch của mình được đặt ở vị thế cao nhất và nằm vị trí đặc biệt, ngoài tất cả các ứng cử viên khác, thì bạn phải có thứ gì đó khiến bạn nổi bật và làm cho người khác không thể cưỡng lại sức hấp dẫn từ bạn.

Black đã thấy được sức mạnh của sự nổi bật ngay từ đầu khi nghĩa vụ quân sự giúp anh ta có được các vị thế khi bước chân vào trường đại học và bắt đầu kinh doanh.

Ngày nay, với tư cách là một CEO, Black trông đặc biệt và giúp anh trở thành một trong những nhà lãnh đạo hàng đầu chuyên tìm kiếm các ứng cử viên độc đáo. Anh ấy không chỉ chọn những người đã xuất thân từ Trường Wharton, mà anh ấy còn muốn biết thêm về các câu trả lời khác như:

"Bạn có gì khác?" 

"Bạn có gì đặc biệt hơn so với người khác?”

6. Vượt qua nỗi sợ bằng cách xác định rủi ro cụ thể

Harj Taggar: Vượt qua nỗi sợ bằng cách xác định rủi ro cụ thể
Harj Taggar: Vượt qua nỗi sợ bằng cách xác định rủi ro cụ thể

Một thập kỷ trước, Harj Taggar đã phải đối mặt với một vấn đề nan giải: Ông có ý tưởng thành lập một doanh nghiệp, nhưng ông đã đăng ký vào trường luật và miễn cưỡng bỏ học.

Thay vì để nỗi sợ đưa ra quyết định sai lầm làm tê liệt anh ta, Taggar đã đánh giá các lựa chọn của anh bằng một chiến lược đơn giản: Anh cụ thể về những rủi ro khi bỏ học.

Taggar là một đối tác cũ của Y Combinator; ông cũng là người đồng sáng lập và CEO của Triplebyte. Khi xem xét có nên rời trường luật, anh tự nghĩ: "OK, rủi ro lớn ở đây là gì?"

Ông không có chi phí thực sự và tiết kiệm tối thiểu. Ông nhớ rằng, "Kịch bản tồi tệ nhất ở đây là, ông làm việc cho một công ty khởi nghiệp, nó không đi đến vinh quang và 12 tháng sau, ông đăng ký lại vào trường luật." Taggar rời trường và sau đó được chấp nhận vào Y Combinator, để thực hiện bước đi đầu tiên hình thành “đứa con kinh doanh” của mình.

Taggar vẫn đề xuất chiến lược đánh giá rủi ro cho các chuyên gia trẻ ngày nay.

7. Chọn một công việc dựa trên chất lượng của đồng nghiệp tương lai 

Dane Holmes: 
Dane Holmes: "Tôi có thích những người tôi đang làm việc cùng không?"

Vào mùa hè, Dane Holmes, đã chia sẻ một số bí quyết nói về sự khôn ngoan trong nghề nghiệp với các thực tập sinh của Goldman.

Holmes, người đứng đầu toàn cầu về quản lý vốn nhân lực và nhóm phát triển lãnh đạo Pine Street tại Goldman Sachs, đưa ra bài học quý với các thực tập viên rằng, điều duy nhất bị đánh giá thấp nhất là khi ai đó chọn một công việc chỉ để thích nâng tầm mình trước các đồng nghiệp.

Ông khuyên các thực tập viên nên tự hỏi: "Liệu rằng, tôi nhận công việc này, mọi người sẽ đầu tư vào tôi và tôi sẽ phát triển và được học hỏi hay không? Tôi có thích những người mà tôi sẽ xuất hiện cùng họ trước công ty hay không?"

Holmes đã suy nghĩ sâu xa đến mức cho rằng tầm cỡ của đồng nghiệp của bạn có thể còn quan trọng hơn cả công việc bạn đang làm. "Bất kể công việc cụ thể nào, nó có thể là một chút thứ yếu," anh nói. "Tôi có thích môi trường mà tôi đang ở không?" và "Tôi có thích những người tôi đang làm việc cùng không?"

BĂNG DI
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement