Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

7 cổ phiếu cần quan tâm ngày 2/6

Chứng khoán

01/06/2021 18:34

Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 1/6 của các công ty chứng khoán.

Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu PLC nằm tại mức 29.5

CTCK BIDV (BSC): Cổ phiếu PLC của Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex - CTCP đang ở trạng thái hồi phục trở lại sau khi có giai đoạn giảm giá trong tháng 3 và tháng 4. Thanh khoản cổ phiếu trong những phiên gần đây vẫn giữ giá trị ổn định.

Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Chỉ báo động lượng RSI ở trên giá trị 50 nhưng chưa đi vào vùng quá mua đồng thời đường EMA12 vừa cắt lên trên đường EMA26 nên cổ phiếu tiềm năng sẽ duy trì đà tăng trong ngắn hạn.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của PLC nằm tại khu vực xung quanh 26.5. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 29.5, cắt lỗ nếu ngưỡng 25.8 bị xuyên thủng.

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu GAS

CTCK MB (MBS): Chúng tôi khuyến nghị mua với cổ phiếu GAS ở mức thấp điểm hiện tại cho tiềm năng tăng trưởng trong trung và dài hạn, với giá mục tiêu 92.700 đồng/cp trên cơ sở Kết hợp phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền DCF và so sánh PE, PB.

Nhu cầu khí cho phát điện đang ở mức thấp, nhưng chỉ là tạm thời, tiềm năng tăng trưởng mạnh nhờ giá dầu tăng và năng lực cấp khí gia tăng và ổn định.

Với việc hoàn thành đưa vào vận hành dự án Nam Côn Sơn 2 giai đoạn 2 từ cuối năm 2020, năng lực cung cấp khí của PVGAS cho các khách hàng tại khu vực Đông Nam bộ trong năm 2021 cơ bản được đảm bảo ổn định, năng lực cung cấp tăng thêm 1,5 trm3/năm.

Mặc dù vậy, nhu cầu khí cho các nhà máy điện trong quý I/2021 lại giảm mạnh do EVN ưu tiên nguồn thuỷ điện giá rẻ và sự gia tăng mạnh của nhóm điện gió, điện mặt trời (nltt), hạn chế nhóm nhiệt điện than và khí trong bối cảnh nhu cầu phụ tải điện chưa thực sự tăng cao.

Sản lượng khí thu gom và kinh doanh trong quý I đạt 2 tỷ m3 và 1,93 tỷ m3, lần lượt bằng 85% và 84% so với cùng kỳ 2020 và đạt 20,5% kế hoạch năm. Lũy kế 4 tháng đầu năm, sản lượng khí ẩm thu gom đạt 2,9 tỷ m3, bằng 91% so với cùng kỳ 2020.

Chúng tôi đánh giá nhu cầu khí cho điện ở mức thấp hiện nay chỉ mang tính thời điểm và ngắn hạn theo mùa, nhu cầu sẽ tăng trở lại khi bước vào mùa khô trong quý IV/2021 trở đi.

Sản lượng kinh doanh LPG đạt 473 nghìn tấn, tăng 11% so với cùng kỳ và đạt 29% kế hoạch năm. Giá LPG trong quý I/2021 đã tăng khoảng 12% so với cùng kỳ và tiếp tục tăng 40% trong tháng 4 và 5 so với cùng kỳ 2020. Sản lượng Condensate đạt 16,1 nghìn tấn, tăng 6% so với cùng kỳ và hoàn thành 15% kế hoạch năm.

Kết quả kinh doanh quý 1/2021: Mặc dù được hỗ trợ từ việc giá dầu hồi phục mạnh mẽ, nhưng do sản lượng kinh doanh khí khô ở mức thấp, doanh thu đạt 17.570 tỷ đồng, bằng 103% so với cùng kỳ và đạt 25% kế hoạch năm. Trong kỳ chi phí bán hàng và chi phí quản lý đều tăng lên, do vậy lợi nhuận trước thuế đạt 2.637 tỷ đồng, bằng 89% so với cùng kỳ và thực hiện 30% kế hoạch năm.

Giá dầu tiếp tục đà phục hồi và tăng mạnh, hỗ trợ hoạt động của công ty trong dài hạn. Hiện tại, giá dầu tiếp tục phục hồi và tăng mạnh lên mức 65-70 USD/thùng (dầu Brent), vượt qua mức giá hồi đầu năm 2020 thời điểm trước khi dịch Covid 19 xuất hiện. Nhiều tổ chức lạc quan dự báo giá dầu có thể tăng chạm mức 80 usd/thùng vào nửa cuối năm 2021 nhờ nhu cầu ngày càng tăng khi dịch được kiểm soát.

Giá dầu tăng là yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của công ty khi giá bán các sản phẩm dựa theo giá dầu và sản phẩm dầu mỏ (dầu FO, LPG…). Mặt khác giá dầu tăng cũng tạo động lực để ngành dầu khí thúc đẩy các dự án đầu tư khái thác, kinh doanh dầu khí trong nước và khí nhập khẩu, điều này tác động tích cực trong trung và dài hạn đối với công ty.

Khuyến nghị mua cho CTG với giá mục tiêu 54.900 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC): Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (CTG) công bố Nghị quyết HĐQT về việc chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 29,0695% (tỷ lệ phần trăm tính theo mệnh giá) bằng lợi nhuận chưa phân phối giai đoạn 2017-2019 sau khi được Thủ tướng Chính phủ thông qua ngày 22/05 và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thông qua ngày 28/05. Thời gian thực hiện dự kiến là trong quý 3 – quý 4/2021.

Tại ĐHCĐ thường niên trong tháng 4/2021, các cổ đông đã thông qua 2 phương án chia cổ tức cho năm 2020:

Phương án 1: Tại thời điểm trả cổ tức năm 2020, CTG vẫn chưa trả cổ tức bằng cổ phiếu năm 2017-2018. CTG sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 17,7751% cổ tức bằng cổ phiếu cho năm 2020 (tất cả đều tính theo mệnh giá).

Phương án 2: Tại thời điểm trả cổ tức năm 2020, CTG đã trả cổ tức bằng cổ phiếu năm 2017-2018. CTG sẽ trả cổ tức 5% bằng tiền mặt và 12,6456% cổ tức bằng cổ phiếu cho năm 2020 (được tính dựa trên số cổ phiếu đang lưu hành tương ứng sau khi chia cổ tức bằng cổ phiếu năm 2017-2018; tỷ lệ phần trăm dựa trên mệnh giá).

Theo nghị quyết HĐQT được công bố ngày 31/05/2021, có vẻ như phương án thứ hai sẽ được lựa chọn cho kế hoạch chia cổ tức năm 2020.

Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị mua cho CTG với giá mục tiêu 54.900 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự kiến là 4,3%, bao gồm lợi suất cổ tức 0,9%.

Khuyến nghị khả quan cho ACV với giá mục tiêu 75.600 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC): Chúng tôi duy trì khuyến nghị khả quan cho Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) nhưng giảm giá mục tiêu 13% còn 75.600 đồng/CP.

Giá mục tiêu thấp hơn của chúng tôi chủ yếu do chúng tôi giảm dự báo tổng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số giai đoạn 2021-2030 cho ACV 14%, phản ánh quan điểm kém tích cực hơn của chúng tôi đối với đà phục hồi trong sản lượng hành khách của ACV trong bối cảnh dịch COVID-19 tái bùng phát tại Việt Nam gần đây và một số biến thể COVID-19 trên toàn cầu.

Giá mục tiêu thấp hơn của chúng tôi được bù đắp bởi tác động tích cực từ việc cập nhật giá mục tiêu đến giữa năm 2022 và tỷ lệ WACC thấp hơn 0,5 điểm phần trăm.

Chúng tôi dự báo doanh thu của ACV đạt 8,9 nghìn tỷ đồng (tăng 15% so với cùng kỳ năm trước) và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt 3,3 nghìn tỷ đồng (tăng 103%) trong năm 2021. Chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận của ACV sẽ chủ yếu nhờ các mảng kinh doanh cốt lõi phục hồi từ mức cơ sở thấp của năm 2020 và 508 tỷ đồng lãi từ đánh giá lại tỷ giá trong năm 2021 so với khoản lỗ 861 tỷ đồng trong năm 2020.

Chúng tôi giả định số lượng hành khách quốc tế đạt 8,1 triệu người trong năm 2021 (tăng 10%) - tương ứng khoảng 19% con số năm 2019 - khi chúng tôi kỳ vọng số lượng hành khách quốc tế sẽ duy trì ở mức thấp trong 9 tháng đầu năm 2021 và phục hồi nhẹ từ quý 4/2021.

Chúng tôi cho rằng ACV có vị thế tốt để duy trì tình hình tài chính ổn định – dù dịch COVID-19 kéo dài hơn dự kiến của chúng tôi. ACV có số dư tiền mặt ròng trị giá 18 nghìn tỷ đồng tính đến cuối quý 1/2021 trong khi chi phí phi tiền mặt chiếm khoảng 40% tổng chi phí năm 2020 của công ty.

Rủi ro: vốn xây dựng cơ bản cao hơn dự kiến, trì hoãn mở rộng công suất sân bây có thể ảnh hưởng tăng trưởng lưu lượng hành khách, tiến độ tiêm chủng chậm tại các thị trường nguồn khách du lịch của Việt Nam.

Khuyến nghị khả quan cho BVH với giá mục tiêu 64.900 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC): Chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu 12,8% xuống 64.900 đồng/CP và điều chỉnh giảm khuyến nghị đối với Tập đoàn Bảo Việt (BVH) từ mua xuống khả quan.

Giá mục tiêu thấp hơn của chúng tôi chủ yếu do (1) điều chỉnh giảm lần lượt 2,2%/7,2% trong dự báo LNST năm 2021/2022 và (2) giảm tỷ lệ P/B mục tiêu của chúng tôi từ 2,6 lần trước đây xuống 2,2 lần do lo ngại của chúng tôi về (1) Tăng trưởng doanh thu của BVH trong 3 năm tới trong bối cảnh thâm nhập mạnh mẽ của kênh bancassurance trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ cũng như cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực phi nhân thọ và (2) lợi suất trái phiếu Chính phủ thấp kéo dài ảnh hưởng tiêu cực đến BVH.

Chúng tôi điều chỉnh giảm dự báo thu nhập ròng năm 2021/2022/2023 xuống 2,2%/7,2%/10,3% chủ yếu do (1) Doanh thu phí bảo hiểm gộp (GWP) giảm 1,6% trung bình 3 năm, chủ yếu do chúng tôi cắt giảm doanh thu phí bảo hiểm dự kiến cho lĩnh vực phi nhân thọ và (2) Chi phí dự trữ toán học tăng trung bình 2,8% trong 3 năm sau khi lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm thấp hơn dự kiến.

Những diễn biến này được bù đắp một phần bởi (1) chi phí bồi thường ròng trung bình 3 năm giảm 4,9%, (2) chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm trung bình 3 năm giảm 6,3% và (3) thu nhập tài chính ròng trung bình 3 năm tăng 2,6%.

Rủi ro: (1) lợi suất trái phiếu Chính phủ duy trì ở mức thấp kéo dài có thể ảnh hưởng đến việc định giá của chúng tôi; (2) cạnh tranh gay gắt trong cả 2 lĩnh vực có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng của BVH.

Khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu DIG

CTCK Bản Việt (VCSC): Chúng tôi chủ yếu duy trì giá mục tiêu ở mức 35.000 đồng/CP nhưng điều chỉnh khuyến nghị từ mua còn khả quan vì giá cổ phiếu của Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIG) đã tăng 12% trong 3 tháng qua.

Dự báo năm 2021 của chúng tôi hầu như không thay đổi với kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 1,1 nghìn tỷ đồng (tăng 26% so với năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số là 908 tỷ đồng (tăng trưởng 28%) do chúng tôi tiếp tục kỳ vọng DIG sẽ hoàn thành việc bán 31ha đất nền trên đảo Đại Phước vào năm 2021 - đóng góp khoảng 80% dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2021 của chúng tôi – và bàn giao các lô đất nền tại dự án Nam Vĩnh Yên và Gateway Vũng Tàu cho khách hàng mua lẻ.

Chúng tôi cho rằng định giá hiện tại của DIG là hấp dẫn với P/B năm 2021 là 2,0 lần với mức tăng trưởng lợi nhuận dự kiến mạnh mẽ là 28% trong năm 2021, dựa theo dự báo của chúng tôi.

Rủi ro đối với quan điểm tích cực của chúng tôi: Thời gian phát triển dự án dài hơn dự kiến; chi phí thấp cho quỹ đất của DIG; rủi ro pha loãng từ kế hoạch phát hành riêng lẻ hoặc phát hành trái phiếu chuyển đổi.

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu POW

CTCK Bản Việt (VCSC): Chúng tôi nâng khuyến nghị từ khả quan lên mua chủ yếu do giá cổ phiếu của Tổng công ty Điện lực Dầu khí (POW) đã giảm khoảng 17% trong 3 tháng qua; chúng tôi cũng tăng giá mục tiêu thêm 5%. Chúng tôi tiếp tục xem POW là cơ hội đầu tư vào quá trình Việt Nam chuyển đổi sang điện LNG. Tuy nhiên vẫn còn có những rủi ro đầu tư đáng chú ý từ kết quả đàm phán hợp đồng mua bán lại (PPA), dù đàm phán đang ở giai đoạn cuối cùng.

Chúng tôi tăng giá mục tiêu thêm 5% khi giảm giả định WACC và cập nhật mô hình định giá đến giữa năm 2022 trong khi dự báo tổng lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2021-2025 của chúng tôi không đổi.

Chúng tôi điều chỉnh lợi nhuận sau thuế năm 2021 giảm 4% nhưng điều chỉnh lợi nhuận sau thuế năm 2022 tăng 4% khi chúng tôi chuyển một số chi phí bảo trì của POW từ năm 2022 sang năm 2021 dựa trên nhận định của ban lãnh đạo về lịch trình bảo dưỡng lớn sắp tới.

Chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2021 sẽ tương đối đi ngang do danh mục điện khí hoạt động kém hiệu quả của POW sẽ được bù đắp bởi danh mục đầu tư nhiệt điện và thủy điện mạnh hơn cũng như lãi từ việc thoái vốn khỏi PV Machino (UPCoM: PVM).

Chúng tôi dự báo tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) EPS 2020-2025 báo cáo là 11% nhờ hiệu suất hoạt động tại nhà máy Nhơn Trạch 1 dần phục hồi - dự kiến sẽ chạm đáy vào năm 2021 - và đóng góp từ Nhơn Trạch 3 & 4 - mà chúng tôi dự kiến sẽ đưa vào hoạt động trong các năm 2024 và 2025.

POW đang giao dịch với P/E năm 2021 là 12,2 lần - chiết khấu 12% so với nhóm các công ty cùng ngành lựa chọn của chúng tôi.

N.T
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement