Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

6 dấu ấn của Nhà nước trong quản lý thị trường bất động sản 2017

Những văn bản của các cơ quan chức năng đã góp phần lành mạnh hóa thị trường bất động sản, đẩy lùi cơn sốt đất nền.

Thị trường bất động sản năm 2017 đã tăng trưởng khoảng 4,07% so với năm 2016. Nhà ở vừa túi tiền đáp ứng nhu cầu thực của người tiêu dùng vẫn là phân khúc chủ đạo, chiếm 74% thị phần nhưng vẫn trong tình trạng cung không đáp ứng đủ cầu.

Các doanh nghiệp trong nước tiếp tục khẳng định vai trò thống lĩnh thị trường bất động sản, kể cả trong thị trường mua bán chuyển nhượng dự án như Vingroup, Novaland, Him Lam, FLC, Bitexco, Sungroup, Hưng Thịnh… Riêng lĩnh vực môi giới văn phòng cho thuê cao cấp, quản lý dự án bất động sản cao cấp thì lợi thế thuộc về doanh nghiệp nước ngoài là CBRE và Savills.

Dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và tỉ lệ giải ngân cao nhất trong 10 năm qua. Trong đó, FDI vào thị trường bất động sản đứng thứ 3 trong toàn quốc và đứng thứ 2 tại TP.HCM. Nhật Bản đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam.

Tuy nhiên, thị trường bất động sản năm 2017 vẫn còn tiềm ẩn rủi ro như cơn sốt giá ảo đất nền phân lô trong những tháng đầu năm 2017 tại một số quận ven và huyện ngoại thành đã được thành phố xử lý hạ nhiệt kịp thời. Tuy nhiên vào cuối năm 2017 có dấu hiệu sốt giá đất nền quay trở lại ở khu vực vùng ven như quận 9, Thủ Đức, quận Bình Tân, quận 12, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè.

Đẩy lùi cơn sốt đất nền hồi đầu năm 2017 là thành công lớn nhất của các cơ quan chức năng trong quản lý thị trường bất động sản 2018.
Đẩy lùi cơn sốt đất nền hồi đầu năm 2017 là thành công lớn nhất của các cơ quan chức năng trong quản lý thị trường bất động sản 2018.

Thị trường căn hộ du lịch nghỉ dưỡng có dấu hiệu cung vượt cầu. Việc chủ đầu tư cam kết lợi nhuận lên đến 8-12%/năm trong 10 năm nhưng không có biện pháp để bảo đảm chủ đầu tư thực hiện đúng cam kết nên đã tiềm ẩn yếu tố rủi ro cho nhà đầu tư thứ cấp và thị trường bất động sản.

Thị trường vẫn còn 5 điểm nghẽn là tiền sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, chuyển nhượng dự án bất động sản, chính sách tín dụng, thủ tục hành chính đã làm hạn chế tính minh bạch và sự phát triển của thị trường bất động sản.

Nhìn một cách khách quan, các cơ quan chức năng đã để lại hàng loạt dấu ấn đậm nét đối với sự phát triển của thị trường bất động sản 2017.

Điển hình là ngay từ đầu năm 2017, Chính phủ đã kiên quyết giữ mục tiêu tăng trưởng GDP là 6,7% và thực tế đã đạt 6,81%. Chính phủ chỉ đạo không thanh kiểm tra một doanh nghiệp quá một lần trong năm. Chính phủ cam kết là “Chính phủ hành động, kiến tạo, liêm chính, đồng hành cùng doanh nghiệp.

Lãnh đạo TP.HCM đã chỉ đạo quyết liệt, sát sao và chân thành lắng nghe, tiếp thu ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia, người dân, công nhân lao động. Tất cả các việc làm nói trên từ Trung ương đến địa phương đã tạo niềm tin và động lực để các doanh nghiệp nỗ lực sản xuất, kinh doanh và yên tâm làm ăn.

Thị trường bất động sản được hưởng lợi từ các Nghị quyết và quy phạm pháp luật quan trọng như Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu, sẽ tạo điều kiện để tái khởi động nhiều dự án bất động sản là tài sản đảm bảo cho các khoản nợ xấu.

Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế đặc thù cho TP.HCM, sẽ tạo điều kiện để TP.HCM bức phá, làm tốt vai trò đầu tàu của nền kinh tế.

Nghị quyết 19/2017/NQ-CP của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính, xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh, bình đẳng.

Nghị định 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định 43, 45, 46, 47/2014/NĐ-CP, đã bước đầu xử lý được một số vướng mắc trong quá trình thi hành Luật Đất đai và rút ngắn thời gian làm thủ tục hành chính.

Thông tư 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017 của Ngân hàng Nhà nước đã sửa đổi lộ trình áp dụng trần sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn từ 50% hiện nay chỉ giảm về 45% kể từ ngày 1/1/2018, thay vì phải giảm về mức 40% theo lộ trình quy định tại Thông tư 06/2016/TT-NHNN.

Do đó, dự kiến thị trường bất động sản năm 2018 sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực và nhiều khả năng vẫn giữ được ổn định như năm 2017. Trong đó, phân khúc thị trường căn hộ vừa túi tiền có 1-2 phòng ngủ, có giá bán trên dưới 1 tỉ đồng/căn vẫn là phân khúc chủ đạo và có tính thanh khoản cao nhất của thị trường bất động sản.

Dự kiến ngay trong năm 2018 có thể trình Quốc hội xem xét 3 nhóm dự luật có liên quan trực tiếp đến thị trường bất động sản là “Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai”, Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị”, “Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp”.

Nhà nước sẽ sử dụng các công cụ về thuế, công cụ về tín dụng, công cụ về quy hoạch, công cụ hành chính để điều chỉnh thị trường bất động sản nhằm mục tiêu phát triển thị trường bất động sản lành mạnh và bền vững.

Riêng TP.HCM đang hoàn thiện hệ thống các giải pháp, chương trình để cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm thực hiện cơ chế đặc thù để thực hiện chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị, chống ngập nước, chống kẹt xe, xây dựng đô thị thông minh… sẽ tác động tích cực đến thị trường bất động sản.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement