Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

6 biểu đồ cho thấy Iran chiến tranh với Mỹ là tự sát

Vĩ mô

09/01/2020 16:11

Các lệnh trừng phạt đã khiến nền kinh tế Iran suy yếu, vì vậy nếu gây chiến với Mỹ trong thời gian này, Iran có thể đi vào đường cùng.

Căng thẳng giữa Iran và Mỹ đã nổ ra sau vụ Washington tiêu diệt vị tướng hàng đầu của nước này, Qasem Soleimani trong một cuộc không kích bằng máy bay không người lái, khiến một số nhà đầu tư đặt câu hỏi liệu tình hình này có dẫn đến chiến tranh hay không.

6 biểu đồ cho thấy Iran chiến tranh với Mỹ là tự sát

Các quan chức của cả hai nước đã nói rằng họ không muốn một cuộc chiến toàn diện. Nhiều chuyên gia địa chính trị cho biết Iran không đủ khả năng để thực hiện một cuộc chiến tranh. Một phần do Iran đã bị suy yếu sau nhiều năm hứng chịu trừng phạt kinh tế.

Dưới đây là một cái nhìn tổng quát về tình trạng kinh tế của Iran.

Kinh tế suy thoái

GDP của Iran giảm trong năm 2019.
GDP của Iran giảm trong năm 2019.

Các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm kiềm chế Iran theo đuổi chương trình hạt nhân trong nhiều năm đã làm tê liệt nền kinh tế của nước này.

Iran đã được miễn trừ một số biện pháp trừng phạt khi họ đồng ý thỏa thuận với 6 cường quốc vào năm 2015 nhằm hạn chế phát triển vũ khí hạt nhân. Nhưng Tổng thống Donald Trump đã khôi phục các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran vào năm 2018, một lần nữa khiến nền kinh tế quốc gia Trung Đông rơi vào tình trạng khó khăn.

Ngành dầu mỏ suy yếu

Sản xuất dầu mỏ cao hơn mức xuất khẩu.
Sản xuất dầu mỏ cao hơn mức xuất khẩu.

Iran được ước tính có trữ lượng dầu thô lớn thứ 4 thế giới, theo Ngân hàng Thế giới. Phần lớn tăng trưởng kinh tế của quốc gia và doanh thu của chính phủ phụ thuộc vào việc bán dầu thô.

Nhưng những hạn chế đối với việc xuất khẩu dầu của Iran nằm trong số các lệnh trừng phạt của Mỹ mà Trump đã phục hồi 2 năm trước. Đó là một trong những lý do chính khiến các nhà dự báo, bao gồm cả Quỹ Tiền tệ Quốc tế, kỳ vọng sản lượng và xuất khẩu dầu thô của Iran sẽ giảm.

Kinh ngạch thương mại thu hẹp

Xuất khẩu của Iran đã giảm so với nhập khẩu trong năm 2019.
Xuất khẩu của Iran đã giảm so với nhập khẩu trong năm 2019.

Sự sụt giảm trong xuất khẩu dầu của Iran và các lệnh trừng phạt đối với các lĩnh vực khác như ngân hàng, khai thác và hàng hải - đã khiến tổng kinh ngạch thương mại của Iran với thế giới bị thu hẹp.

IMF ước tính kim nghạch xuất khẩu của Iran có thể giảm xuống dưới mức nhập khẩu trong năm 2019 và 2020.

Chi phí sinh hoạt tăng cao

Chi phí sinh hoạt ngày càng tăng ở Iran.
Chi phí sinh hoạt ngày càng tăng ở Iran.

Ngân hàng Trung ương Iran đã duy trì tỷ giá hối đoái chính thức ổn định là 42.000 rials/USD. Tuy nhiên thực tế đồng tiền của Iran yếu hơn nhiều, ở mức 140.000 rials/USD trong tháng này khi căng thẳng gia tăng với Mỹ, theo trang web ngoại hối Bonbast.com. 

Đồng nội tệ yếu đóng góp vào mức lạm phát cao ở Iran - mà Ngân hàng Thế giới cho biết đã đạt đỉnh 52% vào tháng 5/2019. Điều đó làm tăng chi phí sinh hoạt ở Iran vào thời điểm thiếu cơ hội việc làm.

Tỷ lệ thất nghiệp cao

Tỷ lệ thất nghiệp ở Iran.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Iran.

Một hệ lụy chính của nền kinh tế trì trệ là tỷ lệ thất nghiệp tăng, điều đã được nhìn thấy ở Iran.

"Thiếu cơ hội việc làm có thể gây ra sự nghèo đói ở Iran", Ngân hàng Thế giới cho biết. Một quốc gia đói nghèo được tính bằng tỷ lệ người có chi phí sinh hoạt dưới 5,50 USD/ngày, ở Iran tỷ lệ này đã tăng từ 8,1% tại năm 2013 lên 11,6% vào năm 2016.

Thâm hụt tài khóa

Cột màu xanh thể hiện doanh thu chính phủ, màu vàng thể hiện chi tiêu chính phủ.
Cột màu xanh thể hiện doanh thu chính phủ, màu vàng thể hiện chi tiêu chính phủ.

Chính phủ Iran đã giới hạn tài chính để đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao nền kinh tế của đất nước. Điều đó đã trở nên trầm trọng hơn bởi hoạt động kinh tế tổng thể bị suy yếu và xuất khẩu dầu ra nước ngoài bị trì trệ, do các lệnh trừng phạt được áp dụng.

Việc tài khóa bị thu hẹp khiến cho khả năng tài trợ trong chiến tranh bị hạn chế, tuy nhiên Tehran vẫn có thể đẩy mạnh áp lực với Mỹ bằng cách sử dụng lực lượng ủy quyền của mình trên khắp Trung Đông, kéo dài từ Syria và Yemen dến Afghanistan.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement