26/11/2020 06:54
5 sự kiện cần quan tâm ngày 26/11 cho nhà đầu tư: Báo động tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ, thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục tăng
COVID-19 khiến nền tài chính châu Âu và Mỹ đi xuống. Trong khi đó, thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục giữ được đà tăng sau khi đạt mức kỷ lục.
Số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ tiếp tục tăng
Hôm nay là ngày tổ chức Lễ Tạ ơn ở Mỹ. Theo đó, các báo cáo về nền kinh tế và thống kê số người thất nghiệp sẽ được công bố. Lúc 8h30 (theo giờ Mỹ), các chuyên gia dự báo, tỷ lệ người thất nghiệp trong tuần này giảm ở mức 730.000 người.
Tính tới tuần kết thúc ngày 7/11, tổng cộng gần 20,5 triệu người đã nhận các khoản trợ cấp từ chính phủ. Theo đó, Mỹ yêu cầu trong thời gian tới con số phải giảm xuống ở mức 6 triệu người.
Người dân Mỹ xếp hàng chờ phỏng vấn xin việc. Ảnh: TTXVN. |
Trong buổi sáng, Mỹ công bố báo cáo GDP và doanh số bán hàng của mình vào quý III. Lúc 10h, các thông tin về thu nhập và tiêu dùng cá nhân, doanh thu ngành bất động sản nhà ở cho tháng 10 được cập nhật.
Đầu giờ chiều, biên bản cuộc họp ngày 5/11 của Cục Dự trữ Liên bang được công bố.
Mỹ có nhiều chuyển biến tích cực dưới thời ông Biden
Tổng thống đắc cử Joe Biden tiếp tục giới thiệu tên các quan chức cấp cao sẽ tham gia vào 2 vị trí then chốt định hình chính sách đối ngoại của Washington là bộ ngoại trưởng và cố vấn an ninh quốc gia.
Tổng thống Joe Biden dần định hình hệ thống quản lý sau khi đắc cử. Ảnh: Reuters. |
Trong khi đó, bà Janet Yellen, Cựu Chủ tịch Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, cho biết, tình hình tài chính hầu như đều tích cực. Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin có thể đã đưa ra các điều khoản quản lý tài chính bằng cách đặt 455 tỷ đô la trong khoản tài trợ chưa sử dụng của Đạo luật Cares vào một tài khoản mà các nhà lập pháp sẽ kiểm soát. Theo tờ Bloomberg, đây là số tiền được thu hồi từ Cục Dự trữ Liên bang.
Hôm nay, Mỹ ghi nhận một số chuyển biến tích cực về tình hình bầu cử cũng như diễn biến của COVID-19 khi các nhà lập pháp Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đạt được thỏa thuận về dự luật chi tiêu hàng năm cần thiết. Người dân Mỹ hy vọng việc đóng cửa khu vực sẽ không diễn ra vào ngày 11/12.
Số ca măc COVID-19 tăng vào dịp Giáng sinh
Thời gian nghỉ trong kỳ Lễ Tạ ơn năm nay có thể sẽ rất khác do đại dịch tiếp tục hoành hành, gần như số ca mắc không có dấu hiệu ngừng lại và khó kiểm soát trên khắp Hoa Kỳ. Hãng truyền thông Texas đã báo cáo số ca mắc kỷ lục vào ngày hôm qua, trong khi quan chức y tế hàng đầu của bang California Mỹ cảnh báo rằng số ca tử vong hàng ngày do COVID-19 có thể đạt mức cao mới dịp Giáng sinh.
Mỹ dự kiến thành lập các chốt kiểm soát COVID-19. Ảnh: AFP. |
Các quan chức liên bang đang thảo luận về việc giảm thời gian cách ly bắt buộc đối với những người có thể có kết quả xét nghiệm âm tính. Tại châu Âu, Thủ tướng Đức Angela Merkel đang đề xuất thắt chặt hơn nữa các biện pháp hạn chế của đất nước. Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết ông sẽ dần dỡ bỏ lệnh cấm vận toàn quốc từ tuần này.
Thị trường chứng khoán châu Á tăng
So với hôm qua sàn giao dịch chứng khoán thiết lập kỷ lục thì thị trường chứng khoán toàn cầu hôm 26/11 dường như “yên tĩnh” hơn. Các chỉ số cổ phiếu vào sáng nay tăng giảm tương đối và các nhà đầu tư tiếp tục kỳ vọng vào những thay đổi trước các báo cáo kết quả kinh tế trong ngày.
Qua một đêm, chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương nhìn chung không thay đổi trong khi chỉ số Topix của Nhật Bản cao hơn 0,2% khi đóng cửa. Lúc 5h50 tại châu Âu, chỉ số Stoxx 600 đã giảm 0,3% do các cổ phiếu ngành ngân hàng hoạt động kém.
Các hợp đồng tương lai của Mỹ S&P 500 chỉ ra mức giảm nhẹ khi mở cửa, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm ở mức 0,87%. Ghi nhận thị trường ngành khai thác hôm 26/11 tăng đáng kể, trong đó, giá dầu tiếp tục tăng và vàng giữ trên 1.800 USD/ounce.
ECB cảnh báo về việc hỗ trợ tài chính cho COVID-19
Hôm qua, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã cảnh báo rằng việc chính phủ các nước thuộc khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) sớm rút lại các biện pháp hỗ trợ đối với nền kinh tế bị ảnh hưởng lớn bởi đại dịch COVID-19 có thể làm chệch hướng phục hồi và gây ra làn sóng phá sản diện rộng.
Trong báo cáo về ổn định tài chính 6 tháng một lần, Cục Dự trữ Liên bang và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định rằng, việc chấm dứt “đột ngột” các biện pháp cứu trợ có thể dẫn đến sự suy giảm kinh tế nghiêm trọng hơn so với cuộc suy thoái trong đợt đầu tiên của đại dịch.
ECB đang cân nhắc việc hỗ trợ tài chính cho người dân trong thời điểm COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Ảnh: Xinhua. |
Chính những đánh giá trên đã tác động đến phiên giao dịch cổ phiếu của ECB hôm nay. Các chuyên gia cho biết, các nhà cho vay trong khu vực có thể sẽ phải thay đổi thời hạn cho vay, đặc biệt là đối với các khoản cho vay khó lấy lại.
Theo ECB thông tin, sau khi Ủy ban châu Âu cho phép truy cập tạm thời vào các công ty thanh toán bù trừ phát sinh quan trọng ở London sau ngày 31/12 thì các rủi ro đối với sự ổn định tài chính từ Brexit “hầu như đã được kiểm soát”.
Theo tờ Bloomberg, dưới đây là những vấn đề thu hút sự chú ý của công chúng trong 24 giờ qua:
|
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp