Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

5 lý do tại sao bạn không thể thoát ra khỏi mối quan hệ độc hại

Lối sống

14/06/2021 17:46

Có khi nào bạn tự hỏi chính bản thân mình, hay một ai đó mà bạn biết, rằng tại sao bạn vẫn ở trong các mối quan hệ độc hại và không lành mạnh từ lâu. Thực tế, có rất nhiều lý do khiến bạn không thể thoát ra khỏi nó.

Theo nhà trị liệu tâm lý Ginnie Love Thompson, mỗi mối quan hệ đều có một mức độ độc hại. Mặc dù có những thăng trầm trong một mối quan hệ là điều bình thường, nhưng bạn cũng nên biết khi nào nên buông tay. Nhưng thông thường, nói thì dễ hơn làm.

1. Sợ cô đơn

Theo một nghiên cứu, nỗi sợ ở một mình có thể khiến mọi người không thể thoát ra khỏi mối quan hệ độc hại. Lý do đơn giản là vì họ nghĩ rằng, thà có một người bạn đời không hoàn hảo còn hơn là độc thân.

lone.jpg
Anthony Tran - Unsplash

Đôi khi, một vài định kiến xã hội có thể khiến mọi người nghĩ rằng, độc thân hoặc một mình là một điều tiêu cực. Nhưng trên thực tế, điều này hoàn toàn không có gì sai cả.

2. Có lòng tự trọng thấp

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người có lòng tự trọng thấp thường có xu hướng ở trong các mối quan hệ không lành mạnh. Sau khi bị lạm dụng và chịu đựng hành vi độc hại quá lâu, mọi người có thể dễ dàng rơi vào bẫy và bắt đầu tin rằng, họ có lỗi với những hành vi độc hại của bạn đời. 

Lòng tự trọng thấp cũng có thể khiến mọi người luôn tự trách với những hành động của bản thân và những gì họ mang lại cho mối quan hệ.

1.jpg
吴 迪 - Unsplash

3. Cảm thấy có trách nhiệm cá nhân đối với người bạn đời và hành động của họ

Sau một tình huống cãi vả hoặc xung đột, kẻ bạo hành đôi khi sẽ xoay chuyển tình thế và khiến đối phương cảm thấy tội lỗi hoặc như thể họ có lỗi, mặc dù thực tế không phải vậy. Hình thức lạm dụng tâm lý này còn gọi là gaslighting.

Gaslighting là một kỹ thuật thao túng lạm dụng mà người thao túng thuyết phục đối tượng rằng lỗi lầm thuộc về phía nạn nhân.

Theo Elle.vn

Hành vi này thường phát triển dần dần, do đó khiến một người khó nhận ra nó đang xảy ra. Cảm thấy lo lắng, bối rối, không thể tin tưởng vào bản thân và hành động của mình đều là những dấu hiệu của việc bị thao túng gaslighting.

2.jpg
Priscilla Du Preez - Unsplash

4. Tin rằng mọi thứ có thể thay đổi

Nhiều người vẫn tiếp tục bám trụ với mối quan hệ độc hại chỉ đơn giản là vì họ nghĩ rằng, họ yêu đối phương và tin rằng mọi thứ sẽ được cải thiện vào một ngày nào đó hoặc mối quan hệ này có thể được cứu vãn.

3.jpg
Priscilla Du Preez - Unsplash

Họ cũng cho rằng, hành vi không lành mạnh của bạn đời là kết quả của hoàn cảnh khó khăn và họ có thể thay đổi mối quan hệ này bằng cách trở thành một người bạn đời tốt hơn. Nhưng trên thực tế, hành vi không lành mạnh sẽ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian và người còn lại sẽ ngày càng bị tổn thương nhiều hơn.

5. Sợ bị từ chối

Một lý do khác là sự từ chối - họ ở trong một mối quan hệ không lành mạnh vì họ sợ bị từ chối trong tương lai. Vì vậy họ bám chặt vào người bạn đời hiện tại của mình. Những người sợ bị từ chối có thể gặp khó khăn trong việc thể hiện bản thân, bày tỏ suy nghĩ và tự bảo vệ mình.

4.jpg
Cristian Newman - Unsplash
AN DI
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement