Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

5 chìa khóa thành công giúp nhân viên mau thăng tiến

Sức khỏe

21/11/2018 01:00

Chìa khóa thành công của nhân viên tiềm năng chính là khả năng giải quyết vấn đề, đồng thời giúp cho người quản lý bớt đi gánh nặng trong công việc.

Các CEO, người quản lý có quá nhiều nhân viên. Hầu hết họ đều có vấn đề của riêng mình, nhưng nhà lãnh đạo thích làm việc nhất với những người giải quyết tốt vấn đề. Nhân viên tiềm năng cần đưa ra hướng giải quyết tốt, chứ không phải báo cáo rằng bạn cần nhờ hướng giải quyết từ cấp trên.

Khi bạn đối mặt với một vấn đề trong công việc, cách bạn giao tiếp với người quản lý và hướng giải quyết vấn đề có thể tác động lớn đến sự nghiệp của bạn trong công ty sau này. Nó tạo nên sự khác biệt lớn ở mỗi nhân viên.

Theo một nghiên cứu của Business Insider Intelligence, tại một thời điểm mọi người trong nhóm đều gặp vấn đề là lúc cấp trên dễ dàng phát hiện nhân vật tiềm năng.

Tuy nhiên, đó là những việc có thể giới hạn ở cấp độ cá nhân, không thuộc thẩm quyền của người lãnh đạo. Những vấn đề tương đối khó giải quyết thì nhất thiết phải thông qua cấp trên, nếu không muốn chúng leo thang căng thẳng, ảnh hưởng chung.

Nhìn chung, thông qua cách giải quyết vấn đề, giúp cho người quản lý phát hiện nhân viên tiềm năng một cách dễ dàng. Nếu làm theo những gợi ý sau, tương lai của bạn sẽ được êm đẹp hơn:

Cấp 1: Tôi có vấn đề. Tôi nên làm gì?

Đây là bước cơ bản để giải quyết tốt một vấn đề nào đó. Nếu không tự giải quyết được, thì nó đồng nghĩa bạn đang tạo thêm công việc cho người quản lý của mình. Thử hỏi, nếu một người đã có nhiều việc lại làm thêm việc của người khác, bản thân nhân viên bình thường cũng không thoải mái huống hồ là người quản lý với trăm công ngàn việc.

Chìa khóa thành công của nhân viên tiềm năng chính là khả năng giải quyết vấn đề.
Chìa khóa thành công của nhân viên tiềm năng chính là khả năng giải quyết vấn đề.

Tuy nhiên, nếu đó là người quản lý khá thân thiện, tốt bụng và giỏi giang hoặc giao thêm việc cho người mới thực tập, bạn sẽ không gặp vấn đề gì. Nhưng riêng về bản thân bạn, nếu không vượt qua thử thách này, thì bạn khó có thể vượt qua điều gì lớn hơn trong tương lai. Sự nghiệp của bạn sẽ trì trệ và thậm chí có thể tự mình buông bỏ.

Cấp độ 2: Tôi có vấn đề. Đây là giải pháp tiềm năng

Điều này chỉ ra rằng, bạn đã nghĩ về cách giải quyết vấn đề. Nó là một tín hiệu về tiềm năng lọt vào mắt xanh của sếp trong những cấp bậc thăng tiến tiếp theo. Bạn vẫn đang bồi đắp cho tương lai được nâng lên làm quản lý hoặc vị trí cao hơn.

Còn về mặt cá nhân, nếu bạn có các lựa chọn tốt để giải quyết vấn đề đang gặp phải, thì hiển nhiên công việc của bạn vơi đi hơn nhiều. Tâm trí thư thái, tập trung hơn cho những việc khác và tự tin hơn trong cuộc sống.

Cấp 3a: Tôi có vấn đề. Dưới đây là các giải pháp tiềm năng. Đây là những gì tôi đề nghị. Và đây là lý do tại sao tôi quyết định như thế

Nếu bạn có suy nghĩ này như thói quen thì mọi lúc, mọi nơi cấp trên luôn tin tưởng bạn. Cho dù bạn ở cấp độ nào trong sự nghiệp của mình, đây luôn là cách tốt nhất để đối diện với một vấn đề.

Ở cấp độ này, nó chỉ hữu hiệu với một số vấn đề nằm ngoài tầm nhìn giải quyết của bạn và bạn cần một cái gật đầu từ người quản lý, hoặc CEO, Hội đồng quản trị trước khi bạn có thể hành động.

Cấp 3b: Một vấn đề xuất hiện. Đây là những lựa chọn của tôi. Tôi đã chọn để làm điều này và đây là lý do tại sao. Nó được xử lý

"Nó được xử lý" là câu nói khi bạn báo cáo với người quản lý bận rộn sau khi vấn đề đã ổn thỏa. Đây là cách giải quyết các vấn đề nảy sinh mà bạn đang có thẩm quyền đưa ra quyết định. 

Đối với lựa chọn này, bạn không chỉ làm cho mọi việc đi đúng xu hướng định ra, mà còn giúp mọi người xung quanh được có thêm thời gian thư giãn.

Cấp độ 4: Có vẻ như sếp đang gặp sự cố này. Dưới đây là một số tùy chọn để giải quyết nó. Đây là cách tôi có thể giúp

Nếu biết rằng cấp lãnh đạo của mình đang có vấn đề rắc rối vây quanh, bạn có thể biến hóa như một vị thần xuất hiện bên cạnh của CEO, người quản lý. Dĩ nhiên, vị thế của bạn nếu giúp được sếp giải quyết mớ hỗn độn hiện tại, thì bạn sẽ là người mà họ nghĩ đến đầu tiên trong các công việc hệ trọng của công ty.

Nhưng có lưu ý nhỏ, hãy chắc chắn là bạn sẽ làm tốt và hiệu quả đối với sếp, nếu không tương lai của bạn sẽ tệ hơn rất nhiều.

Học cách biến thách thức thành cơ hội sẽ là giải pháp hữu hiệu giúp nhân viên có tương lai sáng ngời. Phần khó khăn của bạn là phát triển các kỹ năng để giải quyết vấn đề, đưa ra các giải pháp tốt, giao tiếp năng lực theo thói quen và quản lý tốt những gì bạn nói bạn sẽ làm, theo Business Insider.

BĂNG DI
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement