Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

30% lúa mì nhập về Việt Nam nhiễm cỏ kế đồng

Doanh nghiệp

10/10/2018 15:30

Kể từ đầu năm, cả nước đã nhập khẩu 3,98 triệu tấn lúa mì, 1,2 triệu tấn nhập khẩu từ Nga, Mỹ và Canada bị phát hiện có nhiễm cỏ kế đồng.

Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 9 tháng đầu năm 2018, lượng lúa mì nhập khẩu về Việt Nam đạt 3,98 triệu tấn lúa mì, trị giá 952 triệu USD, tăng 7,7% về khối lượng và tăng 22,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

Ba thị trường xuất khẩu lúa mì vào Việt Nam nhiều nhất là Nga, Úc và Canada với thị phần lần lượt là 52,9%, 25,3% và 8,5%. Hầu hết lúa mì nhập từ các nước ở dạng thô về Việt Nam mới được xay xát và chế biến thành bột mì dùng trong chế biến thực phẩm (bánh mì, mì ăn liền, bánh các loại….) và chế biến thức ăn chăn nuôi.

Trong tổng số 3,98 triệu tấn lúa mì đã nhập về, cơ quan kiểm dịch thực vật phát hiện 1,2 triệu tấn nhiễm cỏ kế đồng (Cirsium arvense), chiếm khoảng 30% tổng lượng nhập khẩu lúa mì.

Việc nhập lúa mì dạng thô khiến tỉ lệ tồn dư hạt cỏ kế đồng cao.
Việc nhập lúa mì dạng thô khiến tỉ lệ tồn dư hạt cỏ kế đồng cao.

Cục Bảo vệ thực vật đã gửi cảnh báo đến các nước xuất khẩu và thông báo đến doanh nghiệp, yêu cầu khắc phục trước việc loại cỏ dại này nhiễm trong sản phẩm nhập khẩu ngày một nhiều.

Theo đại diên của Cục này, bình quân mỗi ngày, Cục phải huy động hơn 30 cán bộ kiểm dịch đi bốc dỡ và tiêu hủy các lô hàng có cỏ Cirsium arvense. Việc phải dàn quân liên tục trong nhiều ngày nhưng tình hình lúa mì nhiễm cỏ kế đồng không giảm là nguyên nhân khiến cơ quan kiểm dịch ra quyết định tái xuất những lô sản phẩm nhiễm hạt cỏ dại này.

Cỏ kế đồng là đối tượng kiểm dịch thực vật nhóm I, nhóm sinh vật gây hại có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật và sản phẩm thực vật, chưa có trên lãnh thổ của Việt Nam.

Theo các doanh nghiệp nhập lúa mì, ngay khi hàng về các cảng đã được cán bộ kiểm dịch kiểm tra và giám sát quá trình đưa hàng về kho doanh nghiệp. Cỏ kế đồng sẽ được tách khỏi lúa mì đem đi tiêu hủy bằng cách đốt cháy để tránh lây lan ra môi trường.

BẠCH TRANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement