Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

3 bước chữa hóc xương cá chuẩn khoa học được bác sĩ hướng dẫn

Cần biết

30/04/2019 16:49

Những phương pháp dân gian đôi khi chỉ đúng trong trường hợp xương cá nhỏ, nếu bị hóc nặng cần phải đến gặp bác sĩ ngay để tránh hậu quả nghiêm trọng.

Cá là một loại thực phẩm thường có trong bữa ăn của nhiều gia đình. Cá rất ngon nhưng xương cá lại là nỗi ám ảnh của nhiều người. Đã có những người bị hóc xương cá nhưng không có cách nào lấy ra được, xương cá đâm vào thành ruột trong khoang bụng, tạo thành áp xe bụng và cuối cùng là phải phẫu thuật mới lấy ra được.

Trong khi xương cá đang mắc ở cổ họng, một số người nói rằng hãy uống giấm hoặc ăn bánh mì, ăn cơm sẽ cuốn trôi xương vào bụng, nhưng điều này liệu có thực sự hiệu quả?

3 bước chữa hóc xương cá chuẩn khoa học được bác sĩ hướng dẫn

1. Uống giấm

Trong dân gian, người ta tin rằng nếu hóc xương cá chỉ cần uống giấm là sẽ bào mòn được miếng xương ở cổ họng, sau đó sẽ bị trôi bởi thức ăn khác. Độ pH thấp của giấm có thể thay đổi muối canxi từ không hòa tan thành hòa tan. Tuy nhiên có một thực tế rằng mất mất một thời gian nhất định để muối canxi trở nên hòa tan. Giấm chỉ tồn tại vài giây trong cổ họng, thời gian tiếp xúc với xương cá quá ngắn, do đó xương sẽ không bị mềm và mòn đi.

Hơn nữa, uống quá nhiều giấm sẽ gây kích ứng, đốt cháy niêm mạc thực quản, từ đó làm cho phần bị tổn thương bị mở rộng và sâu hơn, kích thích dạ dày dẫn đến làm hỏng niêm mạc dạ dày. Do đó, việc uống giấm không chỉ vô dụng trong việc làm mềm xương cá mà còn có thể gây hại cho cơ thể.

2. Ăn bánh mì hoặc nuốt cơm

Trong dân gian cũng thường sử dụng cơm trắng hoặc bánh mì mềm, họ hy vọng xương cá sẽ trôi tuột vào dạ dày bằng cách này. Trên thực tế điều này rất nguy hiểm vì cổ họng và thực quản mềm, xương cá bị cơm ép sâu vào niêm mạc cổ họng, khiến việc loại bỏ cũng trở nên khó hơn. Hơn nữa, có rất nhiều mạch máu lớn xung quanh thực quản, nếu xương cá đâm vào sẽ gây chảy máu ồ ạt, làm thủng màng nhầy gây nhiễm trùng, hình thành áp xe.

Chính vì thế mà các bác sĩ khuyến khích không nên dùng phương pháp này để loại bỏ xương cá. Tất nhiên, việc ăn bánh mì hay nuốt một miếng cơm có thể sẽ có tác dụng trong trường hợp xương cá mềm, nhỏ, nó sẽ dễ dàng cuốn xương vào dạ dày. Tuy nhiên, trong trường hợp xương cá to thì rất nguy hiểm.

Vậy phương pháp xử lý xương cá đúng cách là gì?

- Đầu tiên nên ngừng ăn ngay lập tức và giảm nuốt. Nếu là một đứa trẻ thì ngăn không cho khóc.

- Thứ 2, sử dụng thìa hoặc tay cầm bàn chải đánh răng để giữ phần trước của lưỡi, sử dụng đèn pin để hoặc gương nhỏ để quan sát cổ họng, xác định vị trí xương cá để có thể lấy ra bằng kẹp, nhíp.

- Thứ 3, nếu vẫn chưa giải quyết được, điều này chứng tỏ vị trí của xương cá rất sau và khó tìm. Lúc này, tốt nhất vẫn nên đến khoa tai mũi họng của bệnh viện càng sớm càng tốt. Trong bệnh viện, bác sĩ sẽ nội soi thanh quản để xác định vị trí và lấy ra.

PHAN HẰNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement