Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

2/3 số lượt tìm kiếm Google trong năm 2020 kết thúc mà không có thêm cú nhấp chuột nào

Khoa học - Công nghệ

28/03/2021 19:41

Vào tháng 8/2019, nhà cung cấp dữ liệu Jumpshot từng công bố rằng có đến 50,33% tổng số lượt tìm kiếm Google kết thúc sau khi trang kết quả tìm kiếm hiện ra, có nghĩa là người dùng không hề nhấp chuột để mở xem bất kỳ trang web nào mà Google tìm được.

Jumpshot nay đã ngừng hoạt động, nhưng nhờ dữ liệu mới từ trang SimilarWeb, chúng ta vẫn có được thông tin cập nhật tình hình liên quan trong năm 2020.

Cụ thể, từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2020, 64,82% số lượt tìm kiếm trên Google (cả desktop lẫn di động) kết thúc ở trang kết quả tìm kiếm mà không có thêm cú nhấp chuột nào dẫn đến các trang web khác. Con số này có thể chưa bao gồm một số lượt tìm kiếm trên di động và gần như tất cả những lượt tìm kiếm bằng giọng nói, và do đó có thể kết luận rằng có đến hơn 2/3 tổng số lượt tìm kiếm Google bị xếp vào nhóm "lượt tìm kiếm không nhấp thêm chuột".

Một số người chỉ ra rằng "không nhấp thêm chuột" là cụm từ có phần không chính xác, bởi một lượt tìm kiếm kết thúc với một cú nhấp chuột ngay trong trang kết quả tìm kiếm (search engine results page, viết tắt là SERP) - ví dụ khi bạn tìm một cửa hàng trong khu vực rồi bấm vào số điện thoại hiện ra để gọi cho cửa hàng đó - cũng bị xếp vào nhóm này. Trong biểu đồ bên dưới, bạn sẽ thấy trong năm 2020, số lượt tìm kiếm không nhấp thêm chuột (ZCS) chiếm 64,82%.

Một số con số thống kê liên quan dữ liệu nói trên:

- SimilarWeb đã phân tích gần 5,1 nghìn tỷ lượt tìm kiếm Google trong năm 2020

- Những lượt tìm kiếm được thực hiện trên hơn 100 triệu thiết bị di động và desktop

- Trong số 5,1 nghìn tỷ lượt tìm kiếm, tỉ lệ nhấp chuột (click-through rate, viết tắt là CTR) vào các kết quả tìm kiếm thông thường là 33,59%, và CTR đối với các kết quả tìm kiếm trả tiền là 1,59%.

- Còn lại 64,82% tổng số lượt tìm kiếm kết thúc mà không có bất kỳ cú nhấp chuột nào để vào các trang kết quả.

- Tỉ lệ các lượt tìm kiếm kết thúc bằng một cú nhấp chuột trên các thiết bị desktop cao hơn nhiều (50,75% CTR vào các kết quả thông thường, và 2,78% CTR vào các kết quả trả tiền).

- Những lượt tìm kiếm không nhấp thêm chuột xuất hiện với tần suất cao hơn nhiều trên các thiết bị di động (77,22%)

Biểu đồ tiếp theo cho chúng ta thấy sự khác biệt giữa CTR trên desktop và trên di động:

Bạn có thể thấy, CTR vào các kết quả tìm kiếm thông thường trên desktop vẫn chiếm hơn 50%. CTR vào các kết quả tìm kiếm trả tiền trên desktop (bao gồm laptop và các tablet cỡ lớn) cũng nhiều hơn đôi chút. Tại Mỹ, những con số này có thể lớn hơn nữa, và tại các quốc gia và khu vực với ít công ty quảng cáo và ngân sách dành cho quảng cáo thấp thì số liệu cũng thấp hơn.

Trên di động - vốn là thiết bị được sử dụng để tìm kiếm nhiều hơn so với desktop - là một bức tranh hoàn toàn khác, dù là tính cả thế giới hay tại riêng Mỹ. Những nỗ lực nhằm ưu tiên các kết quả tìm kiếm tương thích với di động của Google dường như cho kết quả khá thất vọng, khi mà số lượng ZCS chiếm đến 3/4 trong tổng số lượt tìm kiếm trên di động.

Các học giả, nhà kinh tế học, các chuyên gia công nghệ, và một số người hoạt động trên lĩnh vực chống độc quyền sẽ dễ dàng rút ra được kết luận của riêng họ về những dữ liệu này. Tuy nhiên, hãy nói về quyền lực độc quyền của Google. Trong năm 2020, gã khổng lồ tìm kiếm chiếm hơn 91% thị phần thị trường toàn cầu, và hơn 87% thị trường Mỹ. Theo một nghiên cứu của GroupM trên tờ Wall Street Journal tuần trước, Google còn kiểm soát một tỉ lệ khá lớn trên thị trường quảng cáo tại Mỹ, bao gồm hơn 95% quảng cáo khi tìm kiếm và hơn 50% quảng cáo hiển thị trên trang.

Nhưng Google/Alphabet không có kế hoạch ngừng ở đó. Theo phóng viên Shosana Wodinsky của Gizmodo, Google dự định thay thế cookies quảng cáo bằng một hệ thống độc quyền của Google với chức năng tổng hợp hành vi người dùng, gọi là FLoC:

"Kế hoạch này sẽ mang lại cho Google đặc quyền truy xuất đến một lượng khổng lồ dữ liệu người dùng mà công ty gần như đã nắm trọn trong tay"

Sự thống trị đó quả là đáng sợ, nhưng lại không thể ngăn cản được. Giống như GDPR đã ngăn các công ty công nghệ châu Âu cạnh tranh với các gã khổng lồ công nghệ Mỹ, động thái về "quyền riêng tư" này cũng vậy, nhằm đảm bảo Google sẽ sở hữu được mảng quảng cáo trực tuyến trong tìm kiếm và trên web trong tương lai trước mắt.

Cuối cùng, hãy xem biểu đồ dưới, với dữ liệu từ tháng 1/2018 - 12/2020:

Có thể thấy xu hướng tìm kiếm có khá ít biến động, nhưng có một vài điểm thú vị sau:

- Tổng số lượt tìm kiếm đang tăng lên, dù đại dịch có thể đã giúp đưa số lượt tìm kiếm tăng trở lại sau đà leo dốc vào cuối năm 2019.

- Thị phần kết quả tìm kiếm trả tiền rõ ràng đang tăng lên, và phân tích những con số cho thấy điều này diễn ra cả trên di động lẫn desktop.Những cú nhấp chuột vào các kết quả tìm kiếm thông thường đã bắt đầu tăng lên trong năm 2020 sau một thời gian dài dậm chân tại chỗ và thậm chí là giảm nhẹ. Nguyên nhân có lẽ là nhờ mọi người sử dụng desktop nhiều hơn trong năm 2020 (vì COVID-19 buộc chúng ta phải làm việc tại nhà nhiều hơn và sử dụng máy tính nhiều hơn), do đó số liệu này có thể giảm đi khi vắc-xin được triển khai.

- Tính đến cuối năm 2020, tỷ lệ ZCS đã đạt mức kỷ lục, cao nhất từ trước đến nay. Có khả năng đây là kết quả của việc Google thử nghiệm hạn chế hiển thị các snippet thông tin trong Quý I.

Tạm kết

Từ những số liệu thống kê, có thể thấy số lượt tìm kiếm Google hiện nay đã cao hơn hẳn so với trước đây, và số lượt bấm vào các kết quả tìm kiếm cũng cao hơn. Trong 3 năm trở lại đây, Google đã được hưởng lợi lớn từ số lượt tìm kiếm tăng cao trên toàn cầu; nhưng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang dần được kiểm soát, mọi người cũng giảm dần thời gian sử dụng laptop và desktop, quay về với các thiết bị di động, khiến vấn đề tìm kiếm nhưng không nhấp vào kết quả nào nhiều khả năng sẽ tăng cao hơn nữa.

M T.T
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement