Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

12 rủi ro thường gặp khi mua bất động sản đã được cấp giấy chứng nhận

Luật sư Nguyễn Văn Lộc, chủ biên Sổ tay Pháp lý Bất động sản chia sẻ 12 vấn đề vướng mắc thường gặp khi mua bất động sản mà anh gặp phải trong quá trình tư vấn pháp luật và thụ lý các trường hợp tranh chấp.

Lỗ hổng pháp luật: Một điểm mâu thuẫn giữa quy định pháp luật khi áp dụng vào thực tiễn có thể dẫn đến một bên bị thiệt hại. Ví dụ như xác định quyền sở hữu tài sản (và chuyển rủi ro) của bên nào khi các bên đã ký hợp đồng có công chứng nhưng chưa hoàn tất việc sang tên vì lý do bất khả kháng.

Vướng mắc quy hoạch: Bên mua không kiểm tra hoặc không thể kiểm tra thông tin quy hoạch của bất động sản, hoặc bên bán biết nhưng không cung cấp thông tin cho bên mua cung cấp thông tin sai (vô tình hay cố ý).

Tình trạng sử dụng căn nhà: Bên mua không tìm hiểu về tình trạng tài sản đang tranh chấp hoặc đang bị ngăn chặn, hoặc có bên thứ 3 đang chiếm hữu bất động sản đó (có thể cho thuê ở hợp pháp, tranh chấp lối đi chung....).

Nhà chưa đủ điều kiện mua bán: Bên mua không cẩn thận mua phải nhà đất không hoặc chưa đáp ứng đủ điều kiện để giao dịch, khi đó bất động sản không thể được giao dịch và phát sinh theo nhiều vấn đề rắc rối liên quan.

Hợp đồng sai chuẩn: Theo quy định hầu hết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng bất động sản phải được lập thành văn bản và được công chứng. Thực tế vẫn tồn tại giao dịch mà các bên ký hợp đồng không công chứng theo quy định, có thể chỉ giao dịch bằng lời nói.

Giao dịch bất động sản thường liên quan đến số tiền lớn cần cẩn thận trong tất cả thủ tục.
Giao dịch bất động sản thường liên quan đến số tiền lớn cần cẩn thận trong tất cả thủ tục.

Giao dịch không đúng bên bán: Xảy ra chủ yếu khi bất động sản giao dịch thuộc sở hữu chung nhưng chỉ có một bên đứng ra giao dịch hoặc người đứng ra giao dịch không phải là chủ sở hữu, đồng thời giao dịch mà không công chứng. Ví dụ, tài sản chung của vợ chồng nhưng chỉ giao dịch với vợ hoặc chồng mà không có sự đồng ý hợp pháp của người còn lại, hay tài sản của ông bà bố mẹ nhưng con cháu đứng ra giao dịch thay.

Thỏa thuận cọc không kỹ: Một bên yêu cầu hủy cọc hoặc tiếp tục, bên còn lại không đồng ý và muốn giải quyết theo thỏa thuận, nhưng thỏa thuận đặt cọc thì không rõ ràng, vướng mắc xảy ra. Việc giao dịch tại thời điểm đặt cọc (còn gọi là mua bán trên cọc) sẽ rất rủi ro nếu các bên không thỏa thuận kỹ và hợp pháp.

Vướng thế chấp không giao dịch được: Giao dịch bất động sản đang thế chấp, bảo lãnh tại tổ chức tín dụng.... nhưng chưa được giải chấp tại thời điểm mua bán.

Giá, phí phương thức và tiến độ thanh toán: Các bên không thỏa thuận về giá cả, phí và chi phí trước (đặc biệt là tại thời điểm đặt cọc) dẫn đến không phân định được ai phải chịu khoản phát sinh. Việc thanh toán theo tiến độ thế nào, bao nhiêu và bằng phương thức nào...

Nếu không có thỏa thuận kỹ có thể dẫn đến tranh cãi. Trong giao dịch bất động sản có giá trị cao, nếu ban đầu các bên không thỏa thuận rõ ràng về việc thanh toán thông qua tài khoản phong tỏa mở tại ngân hàng thì có thể vướng xung đột khi thực hiện.

Né thuế: Bên bán kê khai giá trị trong bản hợp đồng có công chứng giá trị thật đã được thỏa thuận trên hợp đồng đặt cọc (vì giá này là căn bản cứ tính thuế, phí phát sinh từ giao dịch). Nếu sau khi công chứng một bên thay đổi ý định hoặc cố tình vi phạm hợp đồng thì có thể phát sinh xung đột.

Chất lượng không đáp ứng: Bên mua kiểm tra chất lượng nhà đất hời hợt, không đầy đủ hạng mục và không chính thống có thể dẫn đến sai kỳ vọng ban đầu.

Lừa đảo: Chủ sở hữu có một bất động sản nhưng mang đi đặt cọc, bán cho nhiều người bằng giấy tay, hợp đồng đặt cọc hay hợp đồng ủy quyền

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement