Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

10 phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán 2018: Gọi tên ái nữ nhà Đặng Văn Thành

Chứng khoán

01/01/2019 01:00

10 phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán 2018, có một gương mặt mới toanh là bà Đặng Huỳnh Ức My, Chủ tịch Hội đồng quản trị TTC Group.

Đứng đầu trong danh sách 50 người phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán 2018 là Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc Vietjet Air (VJC) với 21.282 tỷ đồng. Bà Thảo đang sở hữu 35.961.580 cổ phần HDB, 39.559.095 cổ phần VJC và gián tiếp sở hữu thông qua 100% cổ phần tại Công ty TNHH Đầu tư Hướng Dương Sunny với 128.950.134 cổ phiếu VJC.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo.

Năm 2017, bà cũng là người đứng dầu danh sách 50 người phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán. Tuy nhiên, so với cuối năm 2017, tài sản của bà Thảo giảm 3.455 tỷ đồng.

Bà Thảo cũng là người đứng ở vị trí số 2 trong danh sách 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam 2018. Ở bảng xếp hạng này, bà Thảo nhảy từ vị trí thứ 3 lên vị trí thứ 2, chỉ sau ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup.

Xếp ở vị trí thứ hai là bà Phạm Thu Hương, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup với 15.468 tỷ đồng. Bà Hương là vợ ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup.

Bà Phạm Thu Hương.
Bà Phạm Thu Hương.

Tài sản bà Hương đến từ 151.056.477 cổ phiếu VIC. So với 2017, bà Hương vẫn đứng ở vị trí số 2 nhưng tài sản tăng 5.818 tỷ đồng. Trong danh sách 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam 2018, bà Hương đứng ở vị trí thứ 6.

Đứng ở vị trí thứ ba là bà Phạm Thuý Hằng, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup với 10.330 tỷ đồng. Tài sản bà Hằng đến từ 100.881.292 cổ phiếu VIC. Bà Hằng là em gái của bà Phạm Thu Hương, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup.

Bà Phạm Thúy Hằng.
Bà Phạm Thúy Hằng.

So với 2017, tài sản bà Hằng tăng 3.886 tỷ đồng và vẫn đứng ở vị trí số 3. Trong danh sách 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam 2018, bà Hương đứng ở vị trí thứ 9.

Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn đứng ở vị trí thứ 4 với khối tài sản 3.760 tỷ đồng. Bà Khanh đang nắm 39.575.142 cổ phiếu VHC.

Bà Trương Thị Lệ Khanh.
Bà Trương Thị Lệ Khanh.

So với 2017, tài sản bà Khanh tăng 1.651 tỷ đồng và tăng 1 bậc trong danh sách 50 người phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán 2018.

Tụt 1 bậc so với bảng xếp hạng năm 2017, bà Nguyễn Hoàng Yến, Thành viên Hội đồng quản trị Masan đang đứng ở vị trí thứ 5 với khối tài sản 3.000 tỷ đồng.

Bà Nguyễn Hoàng Yến.
Bà Nguyễn Hoàng Yến.

Bà Yến đang có 300.535 cổ phiếu MCH và 42.415.234 cổ phiếu MSN. Bà Yến là vợ ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Masan.

Ở vị trí thứ 6 là Đặng Ngọc Lan, Thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VBB). Bà Lan đang nắm 53.590.803 cổ phiếu ACB và 19.161.600 cổ phiếu VBB.

Bà Đặng Ngọc Lan.
Bà Đặng Ngọc Lan.

So với 2017, tài sản bà Lan tăng 2 bậc trên bảng xếp hạng. Bà Đặng Ngọc Lan là vợ bầu Kiên, người từng có quyền lực số 1 ở Ngân hàng ACB.

Bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) đứng ở vị trí thứ 7 với 1.407 tỷ đồng. Bà Dung đang nắm 9.680.469 cổ phiếu DAF và 15.100.064 cổ phiếu PNJ.

2018 là một năm không yên ả với gia đình bà Dung, khi chồng bà là ông Trần Phương Bình, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc DongABank 20 năm tù về tội Cố ý làm trái, án chung thân về tội Lạm dụng chức vụ, tổng hợp là chung thân. Ngoài ra, ông Trần Phương Bình nộp phạt 100 triệu sung quỹ Nhà nước.

Bà Cao Thị Ngọc Dung.
Bà Cao Thị Ngọc Dung.

Ở phiên Toà ngày 27/11, bà Cao Thị Ngọc Dung khai chồng mình là ông Trần Phương Bình tự ý lấy tên người thân Cao Thị Ngọc Dung, Cao Ngọc Liên, Trần Phương Ngọc Thảo, Trần Phương Ngọc Giao đứng tên mua cổ phần DongABank vào năm 2007 và 2009.

Họ không ký chứng từ nộp tiền, không nộp tiền mua cổ phần, số tiền mua tổng cộng hơn 3 tiệu cổ phần DongABank họ không biết ông Bình sử dụng từ nguồn tiền nào để mua. Cơ quan Điều tra kê biên 15 triệu cổ phần DongABank của ông Trần Phương Bình.

Hơn 9,68 triệu cổ phần DongABank đứng tên Cao Thị Ngọc Dung, 3,4 triệu cổ phần đứng tên Trần Ngọc Phương Giao. 10,3 triệu cổ phần DongABank đứng tên Trần Phương Ngọc Hà. 156.176 cổ phần DAB đứng tên Cao Ngọc Liên.

Bản thân bà Cao Thị Ngọc Dung, là vợ bị cáo Trần Phương Bình, quá trình điều tra giai đoạn 2 vụ án, Cơ quan điều tra tiếp tục điều tra làm rõ trách nhiệm của bà Dung đối với khoản vay của PNJ tại DongABank. Nếu xác định có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.

Xếp ở vị trí thứ 8 cũng là một “đại gia” mang nhiều tai tiếng năm 2018, bà Chu Thị Bình, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú khi dính vào vụ kiện tụng đòi 245 tỷ đồng tại Eximbank. Vào 23/11/2018, Toà án Nhân dân TP.HCM đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự liên quan đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Lê Nguyễn Hưng, nguyên Phó giám đốc Eximbank chi nhánh TP.HCM với bà Chu Thị Bình.

Bà Chu Thị Bình.
Bà Chu Thị Bình.

Ngoài ra, cấp sơ thẩm phán quyết 6 cán bộ của Eximbank TP.HCM phạm vào tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Theo bản án sơ thẩm, Eximbank phải thanh toán tất cả tiền gốc 245 tỷ đồng, tiền lãi của 3 sổ tiết kiệm 103 tỷ đồng. Hiện tại, bà Bình mới nhận được số tiền gốc, còn tiền lãi vẫn chưa được giải quyết.

Đến giữa tháng 12/2018, Eximbank phát đi thông cáo nói về việc nhà băng này kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm mà Toà án Nhân dân TP.HCM đã tuyên ngày 23/11.Theo Eximbank, quan điểm của ngân hàng này về phiên xét xử vụ án hình sự sơ thẩm ngày 23/11/2018 là phản ánh sự thật khách quan của vụ việc. Tuy nhiên, Eximbank vẫn phải kháng cáo vì để bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng, doanh nghiệp.

Hiện tại, bà Bình có khối tài sản 1.387 tỷ đồng và là người xếp thứ 8 trong danh sách 50 người phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán 2018. Khối tài sản bà Bình đến từ 34.950.020 cổ phiếu MPC.

Năm 2018, bà Đặng Huỳnh Ức My, Chủ tịch Hội đồng quản trị TTC Group lần đầu tiên lọt vào top 10 trong danh sách 50 người phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán 2018. Bà My là con gái ông Đặng Văn Thành.

Bà Đặng Huỳnh Ức My.
Bà Đặng Huỳnh Ức My.

Bà My đang có 1.093 tỷ đồng trên sàn chứng khoán. Khối tài sản đến từ 13.786.002 cổ phiếu BHS, 5.400.000 cổ phiếu NHS, 52.523.424 cổ phiếu SBT và 90.159 cổ phiếu SCR.

Người xếp cuối cùng trong top 10 là bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE).

Bà Nguyễn Thị Mai Thanh
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh

Bà Thanh đang nắm 700 tỷ đồng, đến từ 22.711.925 cổ phiếu REE. So với 2017, tài sản bà Thanh giảm 243 tỷ đồng nhưng vị trí lại tăng 1 bậc.

So với danh sách 50 người phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán 2018, top 10 vắng bóng bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCG).

Năm 2017, bà Loan đứng ở vị trí thứ 6 với 1.519 tỷ đồng. Tuy nhiên, năm 2018 là Loan đã tụt xuống vị trí thứ 15 với khối tài sản giảm khoảng 1/3, khi còn 469 tỷ đồng. Hiện tại, bà Loan đang nắm 101.922.260 cổ phiếu QCG, bằng với thời điểm 30/12/2017.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement