Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

10 điểm nghẽn khiến người nghèo “hết cửa” mua nhà ở xã hội

Ngân sách có hạn nên nguồn cung nhà ở xã hội chưa thể đáp ứng được nhu cầu của người dân. Chưa kể, nhà ở xã hội đang vướng 10 điểm nghẽn.

Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở ngày 1/4/2019, cả nước có hơn 96,2 triệu dân, với tốc độ tăng khoảng 1 triệu người mỗi năm. TP.HCM có hơn 8,9 triệu người (bao gồm cả người có đăng ký tạm trú từ 6 tháng trở lên), nhưng dân số thực tế lên đến khoảng 13 triệu người, trong đó có gần 3 triệu người nhập cư tạm trú ngắn hạn và khách vãng lai.

TP.HCM đang thiếu trầm trọng  nhà ở xã hội .
TP.HCM đang thiếu trầm trọng nhà ở xã hội.

Tốc độ tăng dân số rất cao, tỷ lệ tăng bình quân 2,28%/năm trong 10 năm qua (cao gấp đôi mức tăng dân số bình quân 1,14% của cả nước). Bình quân cứ mỗi 5 năm tăng thêm khoảng 01 triệu người, gần 200.000 người/năm. Trong đó, tăng cơ học khoảng 140.000 người, tăng tự nhiên với khoảng 60.000 cháu chào đời.

Hiện nay, TP.HCM có hơn 2,5 triệu hộ gia đình, tăng 1,4 lần so với năm 2009, trong đó, quy mô hộ gia đình hai thế hệ (cha mẹ và con cái) có từ 2-4 người chiếm tỷ lệ cao nhất, đến 66,4%. Bên cạnh đó, hàng năm TP.HCM có khoảng 50.000 cặp kết hôn có nhu cầu tạo lập nhà ở riêng.

Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM đã thực hiện khảo sát mẫu (với đối tượng và địa bàn điều tra chưa phủ đầy đủ) thì đã có đến 81.000 hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu nhà ở xã hội trong giai đoạn 2016-2020.

TP.HCM đang triển khai kế hoạch xây dựng 39 dự án nhà ở xã hội với tổng số 44.701 căn hộ, và đến năm 2020, có thể hoàn thành 20.000 căn. Nhưng trên thực tế, do nguồn lực ngân sách có hạn, kể cả khi thực hiện phương thức xã hội hóa nên vẫn thiếu nguồn cung nhà ở xã hội chưa thể đáp ứng được nhu cầu nhà ở rất lớn của xã hội, nhất là tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh công nghiệp hóa cao, mà cần phải có lộ trình, kế hoạch và các giải pháp thực hiện đồng bộ.

Hiện nay, nhà ở xã hội đang vướng 10 điểm nghẽn khiến nguồn cung eo hẹp. Thứ nhất, điểm nghẽn lớn nhất là Nhà nước gần như chưa bố trí được nguồn ngân sách làm vốn mồi để thực hiện chính sách nhà ở xã hội. Cụ thể, Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 ngày 28/8/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về danh mục ưu tiên sử dụng vốn ngân sách đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 chưa có “danh mục chi thực hiện chính sách nhà ở xã hội”.

Do vậy, mặc dù Luật Nhà ở đã quy định chính sách về nhà ở xã hội, nhưng lại bị “ách tắc” trong khâu thực thi pháp luật, làm cho chính sách này chưa được triển khai thực hiện đầy đủ và hiệu quả trên thực tế.

Thứ hai là bt cập về việc chưa có quy hoạch khu vực riêng để lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê. Khoản 2 Điều 15 Luật Nhà ở yêu cầu trên cơ sở chương trình phát triển nhà ở của địa phương, UBND cấp tỉnh phải tổ chức lập, phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở hàng năm và 5 năm trên địa bàn bao gồm kế hoạch phát triển nhà ở xã hội.

Ngân sách có hạn nên nguồn cung nhà ở xã hội chưa thể đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Ngân sách có hạn nên nguồn cung nhà ở xã hội chưa thể đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Khoản 2 Điều 54 Luật Nhà ở quy định “UBND cấp tỉnh phải quy hoạch khu vực riêng để lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê”. Nhưng trên thực tế, hầu như các địa phương chưa có “quy hoạch khu vực riêng để lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê”. Chính sách nhà ở xã hội hiện nay chưa thật sự tập trung để phát triển loại nhà ở xã hội cho thuê trở thành hướng phát triển chủ đạo.

Thứ ba là Luật Nhà ở và Luật Đất đai đã quy định cơ chế tạo lập quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, nhưng trên thực tế, cơ chế này chưa được thực thi hiệu quả. Trong đó, có bất cập khi sử dụng quỹ đất công để làm nhà ở xã hội.

Thứ tư là bất cập do chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội và người mua nhà ở xã hội chưa được tiếp cận thuận lợi với nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Khoản 2 Điều 33 Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định Ngân hàng Chính sách xã hội chưa cấp tín dụng ưu đãi cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội trong giai đoạn 2015-2020.

Về mặt chấp hành pháp luật, Khoản 2 Điều 33 Nghị định 100/2015/NĐ-CP đã không tuân thủ và trái với Khoản (1.c) Điều 58 Luật Nhà ở. Bốn ngân hàng thương mại (Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank) được Ngân hàng nhà nước chỉ định cũng “chưa được bố trí nguồn ngân sách giai đoạn 2016-2020 cấp bù chênh lệch lãi suất để cho vay nhà ở xã hội”.

Thứ năm là  hệ thống chính sách nhà ở xã hội chưa phân biệt rõ hai nhóm đối tượng. Nhóm chính sách đối với người thuê mua nhà ở xã hội trả góp trong thời hạn 15 năm. Nhóm chính sách đối với người mua nhà ở xã hội trả tiền mua nhà một lần.

Thứ sáu là về chính sách tiết kiệm nhà ở xã hội. Khoản 2 Điều 74 Luật Nhà ở quy định, Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm của hộ gia đình, cá nhân trong nước có nhu cầu mua, thuê mua nhà ở xã hội để cho các đối tượng này vay với lãi suất ưu đãi và thời hạn vay dài hạn sau một thời gian gửi tiết kiệm nhất định.

Thực hiện đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư có năng lực thực hiện dự án nhà ở xã hội, tránh lặp lại trường hợp tương tự như dự án nhà ở xã hội 35 Hồ Học Lãm, quận Bình Tân.
Thực hiện đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư có năng lực thực hiện dự án nhà ở xã hội, tránh lặp lại trường hợp tương tự như dự án nhà ở xã hội 35 Hồ Học Lãm, quận Bình Tân.

Đồng thời, Luật Nhà ở còn quy định chủ đầu tư và đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định. Nhưng các ngân hàng do Nhà nước chỉ định lại không được thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm nhà ở xã hội thì chưa hợp lý.

Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản của Ngân hàng Nhà nước cũng chưa có các quy định cụ thể về chính sách tiết kiệm nhà ở xã hội. 

Thứ bảy, bất cập về quy trình, thủ tục hành chính đối với dự án nhà ở xã hội. Hiện nay, chưa quy định thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội theo hướng rút gọn, đơn giản hóa và giảm thời gian thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng, nhất là khi đã có thiết kế mẫu nhà ở xã hội là nhà chung cư cao tầng và chủ đầu tư đã có quỹ đất sạch. 

Thứ tám là bất cập trong thực hiện phương thức đối tác công tư (PPP) để lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội. Cần phải hoàn thiện phương thức đối tác công-tư (PPP) thực hiện đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư có năng lực thực hiện dự án nhà ở xã hội, tránh lặp lại trường hợp tương tự như dự án nhà ở xã hội 35 Hồ Học Lãm, quận Bình Tân. Đồng thời, có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia chương trình nhà ở xã hội.

Thứ chín là đã xuất hiện dấu hiệu trục lợi trong thực hiện chính sách nhà ở xã hội.

TRÀ GIANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement