11/10/2019 06:56
10 đất nước đáng để xê dịch trong Tết Nguyên Đán 2020
Đã bao giờ bạn tận hưởng không khí Tết âm lịch như Việt Nam tại các quốc gia châu Á như: Trung Quốc, Đài Loan,... hay Mông Cổ hùng vĩ chưa?
Với 7 ngày nghỉ Tết 2020, không khí đón năm mới dường như ngày càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết, khiến nhiều bạn náo nức. Ngày Tết Nguyên Đán được xem là ngày Tết cổ xưa nhất lịch sử Việt Nam. Đây là những ngày để mọi người trong gia đình quây quần bên nhau, nghĩ ngơi sau 1 năm làm việc mệt mỏi.
Nếu bạn vừa muốn xê dịch đến đâu đó vừa không muốn bỏ lỡ không khí háo hức chào đón năm mới như ở quê nhà, bạn có thể đến 10 đất nước đón Tết âm lịch giống với Việt Nam nhất nhé!
1. Trung Quốc
Giống như Việt Nam, Tết cổ truyền ở Trung Quốc là ngày lễ lớn nhất, quan trọng nhất trong năm.
Đây là dịp để gia đình sum họp đón năm mới cùng nhau vì thế từ ngày 8/12 âm lịch mọi người dân Trung Hoa trên khắp thế giới kéo nhau về quê ăn Tết.
Những lễ hội vui Tết cổ truyền của Trung Quốc được kéo dài cho đến hết ngày 15/1 âm lịch.
Để cầu mong những điều may mắn trong năm mới, người dân Trung Quốc thường trang trí nhà bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ và đốt pháo rộn ràng.
Ngày Tết, người Trung Quốc cũng có thói quen quây quần bên nhau làm những món ăn ngon để thờ cúng tổ tiên.
Mỗi năm trong lịch của người Trung Quốc tương ứng với một con vật nên trong năm của con vật nào thì người ta thường tránh ăn thịt con vật đó vào đầu năm. Thực đơn ngày Tết của người Trung Quốc đa phần là các loại bánh.
Trong đó đáng chú ý có bánh tổ (Nian Gao) được làm từ gạo nếp loại tốt, cùng với đường và một chút gừng tươi. |
Theo tiếng Trung, “Gao” là bánh, “Nian” là chất dính, nghĩa là bánh nếp, bánh dính, mọi người dùng món bánh này với mong ước các thành viên trong gia đình lúc nào cũng luôn kết dính, gắn bó với nhau bền vững.
Phiên âm "Nian Gao" trong tiếng Trung còn mang ý nghĩa chỉ sự thịnh vượng, tiến bộ, luôn đi lên. Đó cũng chính là mong ước của mọi người trong năm mới.
2. Singapore
Người Singapore rất coi trọng việc đón Tết cổ truyền. Cùng thời điểm với Tết Nguyên đán của người Việt Nam, những ngày Tết ở Singapore thường diễn ra với Lễ hội mùa xuân với 3 sự kiện nổi bật:
Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay cùng nhiều hoạt động khác.
Trong đó, Lễ hội Đường phố Chingay, thường bắt đầu diễn ra từ ngày thứ bảy đầu tiên của năm mới ở khu vực Vịnh Marina, và kết thúc vào ngày rằm tháng Giêng.
Hoạt động này thu hút rất đông du khách và người dân địa phương cùng tham gia diễu hành trên đường phố. |
Tên gọi Chingay theo tiếng Hoa có nghĩa là "nghệ thuật trang phục và hoá trang".
Đây là hoạt động độc đáo để người dân Singapore vừa vui chơi, vừa thắt chặt tình đoàn kết giữa các sắc tộc trong nước và với các cộng đồng dân tộc trên toàn thế giới.
Tết Nguyên Đán còn là dịp lễ để mọi người sum vầy, với các chuyến thăm viếng họ hàng và bạn bè, một tục lệ gọi là “Chúc Tết đầu năm”.
Điểm nhấn trong lễ Tết này là bữa cơm đoàn viên đêm giao thừa, với những món ăn không thể thiếu như Juan he, Peng Cai hay Yu Sheng.
Trong đó, Juan he là món bánh mứt, trái cây khô tượng trưng cho hòa bình và thống nhất. Còn Peng cai chính là món lẩu gồm như: Hải sâm, bào ngư, sò điệp, vi cá, nhân sâm,… biểu trưng của sự sung túc và giàu có.
3. Cộng đồng dân tộc Hoa ở Malaysia
Tết Nguyên Đán có lẽ là lễ hội hàng năm lớn nhất và quan trọng nhất đối với cộng đồng người Hoa trên toàn thế giới. Ở Malaysia có phần lớn người dân gôc Hoa nên ở đây đón tết Nguyên Đán- Tết truyền thống của Malaysia.
Malaysia ăn tết âm hay dương? Theo như lịch Tết Nguyên Đán thì Tết truyền thống được tính theo lịch âm. Đây là một sự kiện văn hóa và cũng là một sự kiện tôn giáo đối với Phật tử, Khổng giáo và Đạo giáo, những người cầu nguyện.phong tục ngày Tết của người Malaysia, khi đến thăm nhà của người Malaysia trong dịp Tết bạn sẽ được tiếp đãi bàng nhiều món ăn ngon, đặc biệt là quýt.
Đây là loại quả không thể thiếu trong dịp tết truyền thống của Malaysia. Lịch nghỉ tết malaysia chỉ có 2 ngày chính thức tuy nhiên các lễ hội thường kéo dài cho đến hết rằm tháng riêng.
Trong bữa ăn đoàn tụ của người Malaysia bao gồm tất cả các thành viên trong gia đình, họ hàng. Có rất nhiều nhà hàng Trung Quốc phục vụ bữa ăn gia đình sum họp trong dịp này cho những gia đình nào không muốn tổ chức tại nhà. Phục vụ các món truyền thống Trung Quốc là chủ yếu. Bên cạnh các đo còn có dịch vụ múu lân sư rồng, múa hát chào đón năm mới.
4. Đài Loan
Tuy người dân Đài Loan tự coi mình không thuộc Trung Quốc. Nhưng tại Đài Loan, người dân vẫn ăn Tết âm lịch theo phong tục của Trung Quốc. Họ xem đây là ngày lễ lớn nhất trong năm, là ngày mọi người trong gia đình tụ họp bên bàn ăn, chia sẻ cho nhau những buồn vui, thành công thất bại trong năm qua.
Việc sum họp ngày Tết với người dân Đài Loan quan trọng đến nỗi nếu có 1 thành viên trong gia đình về trễ hoặc không về được họ vẫn để dành 1 chỗ ngồi cho những người này.
5. Nhật Bản
Là quốc gia ở Đông Bắc Á nhưng kể từ khi có cuộc Duy Tân Minh Trị do Thiên Hoàng Meiji tiến hành thành công vào năm 1868, nước Nhật đã có truyền thống đón mừng Tết Nguyên đán theo năm mới dương lịch như các nước phương Tây. Thông thường, người dân Nhật Bản bắt đầu chuẩn bị năm mới từ ngày 31/12 của năm cũ.
Tất cả mọi việc đều ngừng nghỉ trong một tuần lễ. Họ mua sắm và trang trí nhà cửa bằng cây thông hoặc cây tre trước cửa nhằm ngăn trừ không cho tà ma đến nhà quấy nhiễu và để mong được mạnh khỏe và sống lâu. Trước ngày 30, có bao nhiêu nợ nần phải thanh toán cho dứt điểm vì người Nhật sợ đầu năm mới để nợ sẽ xui xẻo cả năm.
6. Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc,Tết Seollah (Seol) bắt đầu từ ngày 1/1 hằng năm theo âm lịch và thường kéo dài trong 3 ngày. Tết Seollah là dịp nghỉ lễ quan trọng nhất đối với người dân xứ sở kim chi. Vào những ngày Tết, mọi người đều mặc trang phục truyền thống Hanbok hoặc chọn cho mình những bộ quần áo đẹp nhất đề hành lễ thờ cúng tổ tiên.
Với trẻ em Hàn Quốc, Tết còn là dịp chúng được thỏa sức tham gia vào các trò chơi dân gian tổ chức tại những nơi công cộng như: kéo co, thả diều, bập bênh, yutnori (di chuyển các quân cờ trên bàn cờ, lấy gậy làm xúc xắc), tubo (ném mũi tên vào bình), jegichagi (đá cầu)…
Món ăn truyền thống ngày Tết tại Hàn Quốc là Ttok-kuk (một loại phở nước được chế từ bò hay gà), món cay kim chi và canh bánh gạo. Người dân Hàn Quốc cho rằng khi ăn cuối Ttok-kuk thì họ sẽ được thêm một tuổi nữa.
Còn với Triều Tiên là “cơm thuốc”, đây là món ăn quan trọng trong mâm cơm cúng tổ tiên và dùng để đãi khách vào đầu năm. Người Triều Tiên quan niệm, ăn loại cơm này vào đầu năm mới thì cả năm sẽ được sống sung túc và ngọt ngào.
7. Mông Cổ
Ngày Tsagaan Sar hoặc Tết Tháng Trắng là những tên gọi để người Mông Cổ gọi cho ngày Tết âm lịch của mình. Ngày Tsagaan-Sar báo hiệu mùa xuân đến kết thúc 1 mùa đông lạnh lẽo tại nơi đây, thời điểm ấm áp thích họp để bắt đầu một mùa vụ mới.
Mọi người trong gia đình quay quần bên nhau, thưởng thức bữa cơm gia đình ấm cúng. Người già sẽ trao quà cho những em nhỏ như phong tục lì xì Tết tại Việt Nam. Các mâm hoa quả được bầy lên để cúng tổ tiên được trang trí đẹp mắt.
Trong mâm cơm ngày Tết của Mông Cổ có những món ăn rất đặc biệt như: cơm và sữa đông, cơm và nho khô, thịt cừu nướng… những món ăn này mang đậm vị biên cương hoang dã của Mông Cổ.
8. Triều Tiên
Trước kia, người Triều Tiên đón Tết vào tháng 10 và tháng 11, gần đây mới chuyển dần sang mồng 1 tháng Giêng âm lịch. Tết của người Triều Tiên kéo dài hàng tuần với nhiều phong tục truyền thống đặc sắc như dán hình động vật lên cửa để cầu may, mời thầy pháp saman đến cúng tế và xem bói, tổ chức đón trăng mọc.
Món ăn không thể thiếu trong dịp Tết của người Triều Tiên đó là món “cơm thuốc”. Để chế biến món này, người ta đem gạo nếp hấp qua, rồi trộn với mật ong, hạt dẻ, táo, nhân hạt tùng, mỡ, tương... rồi hấp chín. Người Triều Tiên từ xa xưa đã coi mật là thuốc nên đã gọi loại cơm này là cơm thuốc. Loại cơm này dùng để đãi khách và cúng tổ tiên. Người Triều Tiên quan niệm, ăn loại cơm này vào đầu năm mới thì cả năm sẽ được sống sung túc và ngọt ngào.
9. Ấn Độ
Ngày Tết âm lịch lớn nhất năm ở Ấn Độ là lễ hội Holi. Đây được xem là lễ hội quan trọng nhất năm và là lễ hội mùa xuân nổi tiếng của người dân Ấn Độ.
Lễ hội này đánh dấu sự kết thúc của mùa đông khắc nghiệt và chào đón mùa xuân, là đặc trưng của ngày Tết. Ngoài ra người Ấn Độ cho rằng khi nắng ấm lên xua tan cái lạnh mùa đông cũng giống như việc cái thiện đánh lùi cái ác.
Cũng giống với lễ hội té nước của Thái Lan, tại Ấn Độ diễn ra sự kiện mọi người pha bột màu và nước thoa lên mặt, quần áo… những người xung quanh dù quen hay lạ. Cùng với hàng loạt lễ hội đặc sắc khác, sự kiện này làm cho khách du lịch khá ấn tượng và thích thú khi tham gia lễ hội này.
10. Bhutan
Có thể nói lịch nghỉ ngơi và ăn Tết của Bhutan diễn ra rất giống Việt Nam. Người dân Bhutan gọi chuỗi ngày này là Tết Losar. Đây là ngày lễ quan trọng nhất năm được tính theo âm lịch, nó diễn ra trong vòng 15 ngày và nổi bật nhất là 3 ngày đầu tiên của năm mới.
Mọi thành viên trong gia đình quay về nhà dù ở xa nơi đâu, cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, bày biện các mâm cơm, mâm trái cây để cúng tổ tiên cũng là phong tục của người Bhutan. Những mâm cơm thịnh soạn nhiều thực phẩm và hoa quả để tạ ơn thần linh và tổ tiên đã ban tặng cho họ cuộc sống ấm no trong năm cũ.
Advertisement
Advertisement