Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Tâm điểm nhóm chứng khoán, y tế, xây dựng và VLXD

Chứng khoán

22/08/2021 17:59

VHM là cổ phiếu tác động xấu nhất khiến VN-Index đi xuống trong tuần từ 16-20/8.

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần 20/8, VN-Index đứng ở mức 1.329,43 điểm giảm 27,62 điểm (-2,04%) so với tuần trước đó. Trong khi đó, HNX-Index vẫn giữ được đà tăng với 1,1 điểm (0,33%) lên 338,06 điểm. UPCoM-Index tăng 0,58 điểm (0,53%) lên 92,7 điểm.

Đa phần các nhóm ngành cổ phiếu chính đều đi xuống trong tuần qua. Trong số 30 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán thì có đến 19 mã giảm, trong đó, VHM của Vinhomes (HoSE: VHM) gây bất ngờ nhất khi giảm sâu 9,9% và là nhân tố chủ chốt đẩy VN-Index đi xuống. Việc VHM giảm sâu trong tuần qua xuất phát từ thông tin Vingroup (HoSE: VIC) đăng ký bán 100,48 triệu cổ phiếu VHM, tương đương 3% vốn điều lệ.

Thời gian giao dịch từ 19/8 đến 17/9. Ngay sau đó, Viking Asia Holdings II Pte.Ltd, quỹ thuộc Kohlberg Kravis Roberts (KKR) cũng đăng ký bán hơn 31,94 triệu cổ phiếu VHM. Thời gian thực hiện dự kiến từ 19/8 đến 17/9.

Mới đây, Vinhomes điều chỉnh phương án chia cổ tức từ lợi nhuận sau thuế lũy kế chưa phân phối tính đến 31/12/2020. Cụ thể, doanh nghiệp duy trì tỷ lệ cổ tức chia 45% gồm 15% tiền mặt và 30% cổ phiếu. Tuy nhiên, số tiền chia cổ tức tiền mặt tăng lên 5.024 tỷ đồng và số lượng cổ phiếu phát hành thêm tăng lên 1 tỷ đơn vị. 

Nguyên nhân là doanh nghiệp vừa bán xong toàn bộ 60 triệu cổ phiếu quỹ từ 26/7 đến 11/8 làm tăng số lượng cổ phiếu đang lưu hành. 

Bên cạnh đó, PLX của Petrolimex (HoSE: PLX), GAS của PV GAS (HoSE: GAS), SAB của Sabeco (HoSE: SAB), VIB của Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (HoSE: VIB) và ACB của Ngân hàng Á Châu (HoSE: ACB) đều giảm trên 5%.

Nhóm ngân hàng có một tuần giao dịch không tốt khi 25/27 mã thuộc nhóm ngành đều giảm giá ở tuần từ 16-20/8, trong đó, MSB của Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (HoSE: MSB) và NVB của Ngân hàng Quốc Dân (HNX: NVB) đều giảm trên 7%.

Tăng giá

Nhóm ngành chứng khoán, y tế, dược phẩm, xây dựng và vật liệu xây dựng ghi nhận nhiều cổ phiếu giao dịch tích cực bất chấp sự rung lắc mạnh của nhiều nhóm ngành cổ phiếu khác. Trong top 10 cổ phiếu tăng giá sàn HoSE đều có sự góp mặt của các nhóm ngành này.

Trong đó, APG của Chứng khoán APG (HoSE: APG) tăng giá mạnh nhất với 39,6%. Trong tuần, APG đã có trọn vẹn cả 5 phiên tăng trần.

Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HoSE.
Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HoSE.

Louis Capital (tên cũ: Xây dựng và Đầu tư Trường Giang - HoSE: TGG) vừa công bố tài liệu cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2021, trong đó, HĐQT trình cổ đông phương án chào bán tối đa 30 triệu cổ phiếu cho dưới 100 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp thay cho kế hoạch phát hành riêng lẻ 28 triệu đơn vị trình cổ đông vào cuối tháng 6. Với giá chào bán 15.000 đồng/cp, số tiền thu về là 450 tỷ đồng.

Doanh nghiệp dự kiến sử dụng 200 tỷ đồng để mua cổ phần Chứng khoán APG; 100 tỷ đồng để góp vốn vào CTCP Quản lý và Khai thác tài sản Louis AMC và 150 tỷ đồng còn lại sử dụng cho mục đích đầu tư dự án du lịch nghỉ dưỡng Ao Giời Suối Tiên.

TGG cũng đứng thứ 3 trong danh sách cổ phiếu tăng giá mạnh sàn HoSE với 39,3%. Trong khi đó, đứng thứ 2 trong danh sách tăng giá là VMD của Y Dược phẩm Vimedimex (HoSE: VMD) với 39,6%. Thông tin hỗ trợ VMD vẫn đến từ việc  Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Y tế chủ trì hỗ trợ Y Dược phẩm Vimedimex trong việc nhập khẩu vaccine Sputnik V về Việt Nam.

Ở sàn HNX, cổ phiếu CAG của Cảng An Giang (HNX: CAG) tăng giá mạnh nhất với 59,5%. CAG tăng trần cả 5 phiên giao dịch với thanh khoản đột biến. Khối lượng khớp lệnh bình quân đạt 246.000 cổ phiếu/phiên, tăng mạnh so với mức chỉ 27.380 cổ phiếu/phiên của tuần trước đó.

Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HNX.
Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HNX.

Tiếp sau đó, cổ phiếu VGS của Ống thép Việt Đức (HNX: VGS) tăng 49% từ mức 21.000 đồng/cp lên 31.300 đồng/cp. Tính xa hơn, VGS đã tăng 10 phiên liên tiếp từ mức chỉ 15.600 đồng/cp lên 31.300 đồng/cp.

Tại sàn UPCoM, như thường lệ nhóm cổ phiếu biến động mạnh sàn này đa phần có thanh khoản rất thấp. Tăng giá mạnh nhất là MGC của Địa chất mỏ - TKV (UPCoM: MGC) với 74,4%. Các mã XMP của Thủy điện Xuân Minh (UPCoM: XMP), VMG của Vimexco Gas (UPCoM: VMG) và FRM của Lâm nghiệp Sài Gòn (UPCoM: FRM) đều tăng trên 50%.

Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất UPCoM.
Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất UPCoM.

Giảm giá

Dù VN-Index đi xuống nhưng chủ yếu do tác động từ nhóm cổ phiếu lớn, trong khi đó, mức giảm của đa số các cổ phiếu là không quá mạnh. Sàn HoSE không ghi nhận cổ phiếu nào giảm trên 20%. Trong khi đó, HAI của Nông Dược HAI (HoSE: HAI) giảm mạnh nhất nhưng mức giảm cũng chỉ là 11,9%.

Top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HoSE.
Top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HoSE.

Ở sàn HNX, CDN của Cảng Đà Nẵng (HNX: CDN) giảm mạnh nhất với 16,4%. Tiếp sau đó là VDL của Thực phẩm Lâm Đồng (HNX: VDL) với mức giảm 16,3%.

Top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HNX.
Top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HNX.

Tại sàn UPCoM, giảm giá mạnh nhất là mã BMV của Bột mỳ Vinafood 1 (UPCoM: BMV) với mức giảm 40%. Tuy nhiên, BMV thuộc diện thanh khoản rất thấp với khối lượng khớp lệnh bình quân chỉ vỏn vẹn 20 cổ phiếu/phiên.

Hai mã CCP của Cảng Cửa Cấm (UPCoM: CCP) và NWT của Vận tải Newway (UPCoM: NWT) giảm lần lượt 35,5% và 31,8%.

Top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất UPCoM.
Top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất UPCoM.
BÌNH AN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement